07/04/2024 20:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhờ dân làm 'tai mắt' bắt vi phạm giao thông: Nên trích tiền xử phạt để khen thưởng?

Bạn đọc đề xuất như vậy về mô hình bắt vi phạm giao thông nhờ camera "chạy bằng cơm" đang được các tỉnh thành áp dụng hiệu quả.

Hình ảnh vi phạm được người dân phản ánh sẽ được cảnh sát giao thông xác minh và xử lý nếu thông tin vi phạm là đúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Hình ảnh vi phạm được người dân phản ánh sẽ được cảnh sát giao thông xác minh và xử lý nếu thông tin vi phạm là đúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Nhiều vụ việc lái xe vi phạm giao thông, gây nguy hiểm cho người đi đường được công an nhanh chóng xử lý nhờ các hình ảnh và đoạn video do người dân cung cấp. Bạn đọc Tuổi Trẻ Online đề xuất cần nhân rộng mô hình này và trích tiền xử phạt để khen thưởng người dân.

Thống nhất một đầu mối tiếp nhận thông tin

"Chủ trương này rất hay, mong cơ quan chức năng các tỉnh thành trên cả nước khuyến khích người dân tham gia cung cấp thông tin qua hình ảnh. Cần thông báo cổng thông tin trên Zalo, Facebook để người dân biết" - bạn đọc Quang Long chia sẻ. 

Đồng tình với đề xuất này, độc giả Nguyễn Hoàng Lâm bày tỏ: "Tôi mong chuyện này từ lâu lắm rồi. Nên nhân rộng toàn quốc, mới giảm bớt tình trạng chạy ẩu, giảm bớt tai nạn giao thông".

Tài khoản tony****@gmail.com cho rằng mô hình này có lợi ích lâu dài: "Lái xe trong tâm thế sẽ bị quay clip, chụp ảnh nếu vi phạm luật giao thông và bị phạt nguội sẽ khiến tài xế không dám lái sai luật, lái ẩu. Làm lâu dài sẽ nâng cao ý thức chấp hành tốt luật, dần dần kéo giảm tai nạn giao thông và số người thương vong.

Tuy nhiên, cần linh hoạt hơn trong việc thu nhận thông tin từ người dân, trong đó có chấp nhận người gửi ẩn danh. Miễn sao hình ảnh vi phạm rõ ràng thuận tiện xác minh xử phạt".

Cùng quan điểm, bạn đọc fanc****@gmail.com thấy việc phạt nguội qua hình ảnh, video do người dân cung cấp là rất tốt và đúng với chủ trương của Nhà nước. Nhưng bất cập ở đây chính là có quá nhiều trang thông tin Zalo hay số điện thoại của phòng cảnh sát giao thông các tỉnh thành.

Vì thế, nên có đầu mối duy nhất là trang Zalo hoặc số điện thoại để người dân gửi vào, sau đó từ đầu mối này sẽ chuyển đến đúng nơi sự việc vi phạm xảy ra. Như vậy thuận tiện cho người dân cung cấp hình ảnh/video để cơ quan cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt.

Trích 10-15% tiền nộp phạt để khen thưởng?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Nguyễn Tiến Giang, giáo viên dạy lái xe tại Quảng Trị, băn khoăn: "Khi người dân làm "tai mắt" cho cảnh sát giao thông, người dân sẽ phải dùng thiết bị ghi hình cá nhân ghi lại hành vi vi phạm của người khác. 

Việc này ít nhiều sẽ đụng chạm đến quyền lợi của người đó và nếu người bị ghi hình phát hiện thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho người ghi hình.

Ngoài ra, sau khi hình ảnh người vi phạm được công khai, người vi phạm có thể sẽ tìm cách trả thù người ghi hình mình. Khi đó, ai sẽ là người bảo vệ người làm "tai mắt" cho cơ quan chức năng?

Muốn người dân tham gia làm "tai mắt", bắt vi phạm giao thông, cơ quan chức năng phải tạo ra cơ chế đủ mạnh để bảo vệ họ trước. Khi đó, người dân như chúng tôi mới dám tham gia hỗ trợ cảnh sát giao thông trên đường".

Theo bạn đọc Phong Phú: "Có "tai mắt" của người dân khắp nơi giám sát trật tự an toàn giao thông thì việc chế tài vi phạm và tai nạn giao thông sẽ giảm rất đáng kể. Tuy nhiên cũng cần có nhiều quy định cụ thể chặt chẽ như quyền lợi của người cung cấp thông tin được pháp luật bảo vệ, vì công việc ghi hình vi phạm trật tự giao thông cũng rất nguy hiểm cho người thực hiện.

Cần xem xét để có thể chi khoản thù lao cho người cung cấp thông tin, trích khoảng 10-15% tiền từ việc xử phạt hành chính vụ việc vi phạm mà người đó cung cấp thông tin. Nên cần thiết cấp từng mã số cho người cung cấp thông tin và được bảo mật tuyệt đối".

Người dân Anh tích cực báo cáo lái xe vi phạm giao thông

Theo báo Guardian, đến tháng 11-2023, người tham gia giao thông đã gửi đến lực lượng cảnh sát Anh hơn 100.000 video báo cáo các lái xe vi phạm. Hầu hết các video ghi nhận vi phạm được quay qua camera hành trình, trong đó có cả camera gắn trên mũ bảo hiểm của những người đi xe đạp.

Số liệu trong năm 2023 tăng 30% so với năm trước đó, ghi nhận hơn 33.500 video được gửi đến cho cảnh sát thông qua Cổng camera hành trình an toàn quốc gia. Khoảng 70% video này đã được cảnh sát xử lý, từ việc gửi thư cảnh cáo, phạt trừ điểm, cho đến truy tố sai phạm.

Cổng giao nộp video vi phạm giao thông này được Hãng camera hành trình Nextbase cho ra mắt vào năm 2018, với mục đích biến những người tham gia giao thông thành "lực lượng thực thi pháp luật".

Hệ thống này hiện được cảnh sát Anh và Xứ Wales sử dụng.

Giảm vi phạm luật giao thông nhờ camera... 'chạy bằng cơm'

Nhờ các hình ảnh, đoạn video người dân ghi lại về tài xế lái xe vi phạm luật giao thông, công an nhiều tỉnh thành xác minh và xử lý vi phạm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Sau khi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và đường nối Trần Quốc Hoàn đưa vào khai thác, giao thông khu vực đã cơ bản thông thoáng. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn đi sai làn, mất an toàn giao thông.

Đường Trần Quốc Hoàn, lối vào ga T3 có biển báo đầy đủ nhưng sao người dân vẫn đi nhầm?

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Nhiều bãi rác tại Đắk Nông đang quá tải, gây ô nhiễm kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe người dân nhưng việc xử lý chậm trễ, gây bức xúc.

Nỗi lo ô nhiễm từ nhiều bãi rác quá tải ở Đắk Nông

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Vành đai 3 TP.HCM qua Long An đang thành hình rõ nét, đáng chú ý đoạn nút giao Mỹ Yên - điểm kết nối ba tuyến cao tốc lớn.

Vành đai 3 TP.HCM tăng tốc qua Long An, 'siêu' nút giao Mỹ Yên lộ diện

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy

Nếu bị gọi nhá máy liên tục, có dấu hiệu lừa đảo hoặc gây thiệt hại tinh thần, vật chất, người dân nên trình báo cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM: Bị số lạ gọi liên tục, đừng vội gọi lại coi chừng sập bẫy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar