29/09/2011 17:09 GMT+7

Nhờ Android, Microsoft thu lợi từ Samsung

PHONG VÂN tổng hợp
PHONG VÂN tổng hợp

TTO - Cuộc giằng co đòi phí bản quyền bằng phát minh công nghệ giữa Microsoft và Samsung đã đến hồi kết. Cả hai đã cùng thống nhất ký kết thỏa thuận chia sẻ bằng phát minh, Samsung phải trả một khoản phí bản quyền và "buộc phải ân cần" với Windows Phone hơn.

Phóng to
Ảnh minh họa: Internet

Tuy Android được Google cung cấp miễn phí đến các đối tác của mình nhưng xem ra các hãng này đều phải trả một mức phí "đáng kể" để có thể đưa Android lên các thiết bị di động của mình mà không gặp phải những vấn đề tranh chấp pháp lý. Samsung, hãng sản xuất thiết bị dùng Android lớn nhất hiện nay, hiểu rõ nhất điều này.

Theo thỏa thuận, Microsoft sẽ nhận được "phí đền bù" từ Samsung cho những smartphone và tablet dùng Android đã xuất xưởng của hãng điện tử xứ Hàn. Tuy nhiên, chi tiết về mức phí lại không được tiết lộ. Song song đó, Samsung sẽ phối hợp với Microsoft để phát triển các dòng smartphone lẫn tablet dùng nền tảng Windows của Microsoft.

Samsung, hãng sản xuất điện thoại di động đứng thứ hai thế giới sau Nokia, đã tỏ ra "khá thân thiện" với Microsoft qua các dòng smartphone sử dụng Windows Phone, từ phiên bản Windows Phone 7 đầu tiên cho đến bản Mango (7.5) vừa ra mắt Samsung cũng đã có ngay một đại diện "cỡ bự": . Trước đó, Samsung đã phối hợp với Microsoft tạo nên dấu ấn với trình làng lần đầu tiên tại sự kiện .

Điểm lợi và cũng bất lợi cho Samsung là hãng chỉ nắm lượng lớn bằng phát minh về những tiến trình sản xuất, những thành phần như phần cứng sản phẩm, chip nhớ, chip xử lý... mà không nắm trong tay những bằng phát minh công nghệ trong lĩnh vực phần mềm.

Samsung không phải là nạn nhân duy nhất của Microsoft cho vấn đề bản quyền Android. Hãng sản xuất smartphone dùng Android thứ hai thế giới HTC cũng đã "gặp hạn". Chưa hết, Acer và ViewSonic cũng có mặt trong "danh sách nạn nhân" của Microsoft sau khi hai hãng này đồng ý với thỏa thuận kín tương tự Samsung.

Các nhà phân tích nhận định có thêm thỏa thuận với Samsung sẽ tạo đà cho Microsoft tiến đến cuộc chiến pháp lý tương tự với Motorola Mobility. Tháng 8 vừa qua, Google đã chi 12,5 tỉ USD để thâu tóm Motorola Mobility cùng "hàng tá" bằng sáng chế phát minh đi kèm.

Phản ứng lại trước công bố đạt được thỏa thuận mới từ phía Microsoft, Google đã chỉ trích: "Đó là cách thức mà chúng ta vẫn thấy trước đây của Microsoft". Chủ nhân Android bày tỏ lo ngại những vụ kiện tụng liên hoàn không dứt này sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ điều hành mở này.

Ngược lại với sự hân hoan của Microsoft, sự lớn mạnh nhanh chóng của Samsung trên thị trường smartphone đã làm Apple lo ngại. Mức tăng trưởng thị phần iPhone chậm đi do thị phần các dòng smartphone dùng Android của Samsung tăng nhanh, dòng Samsung Galaxy S II đã trở thành đối thủ nặng ký cho iPhone. Apple đưa ra hàng loạt vụ kiện Samsung ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm ngăn cản bước tiến của Android.

Phóng to
Samsung vừa trình làng hai dòng smartphone cao cấp dùng Android bao gồm: Samsung Galaxy S II LTE và Galaxy S II HD LTE - Ảnh: AP

Ngày 28-9, Samsung và Intel vừa công bố dự án phát triển hệ điều hành nguồn mở cho thiết bị di động mang tên , tương tự Android nhưng hướng tới môi trường dựa trên nền web. Đây là thế hệ kế tiếp với nhiều cải tiến từ bản MeeGo nguyên thủy do Nokia và Intel hợp tác xây dựng.

Như vậy, trong tay Samsung đang có đến hai "vũ khí" dự phòng là Bada và Tizen. Android chưa phải là tất cả!

PHONG VÂN tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar