19/04/2015 10:00 GMT+7

Các ứng viên chọn tranh cử tổng thống Mỹ qua Internet 

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Trong thời đại có tới 77% người trưởng thành cập nhật tin tức qua Facebook, việc một số ứng viên tổng thống Mỹ chọn tranh cử qua mạng xã hội cũng không có gì lạ.

Hình ảnh bà Hillary Clinton trong video tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 - Ảnh cắt ra từ video clip trên YouTube

Theo Hãng nghiên cứu Pew của Mỹ, nếu nhìn về lịch sử, cách tuyên bố ứng cử phổ biến nhất của các ứng viên tổng thống là đọc diễn văn tranh cử.

Tuy nhiên năm nay ở cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, ngoài hai ứng viên là thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida và Rand Paul của bang Kentucky vẫn chọn cách truyền thống, thì đã có ít nhất hai ứng viên chọn mạng xã hội là nơi truyền đi thông điệp đầu tiên về tham vọng chính trị. Đó là cựu ngoại trưởng Hillary Clinton và thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz.

Bà Clinton chọn cách phát đi một video tranh cử trên YouTube (giống như cách đã làm hồi năm 2008), còn ông Cruz lại gửi đi một câu “tweet” trên Twitter: “Tôi sẽ ứng cử tổng thống và hi vọng được các bạn ủng hộ!”.

Tuy nhiên theo thống kê của Pew, việc tuyên bố tranh cử trên mạng vẫn chưa nhiều. Kể từ vòng bầu cử năm 2004, có 27 trong số 41 ứng viên chọn cách xuất hiện trong những cuộc tranh luận tổng thống của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Đôi khi các ứng viên cũng chọn các phương tiện khác như chương trình truyền hình.

Trong khi đó, mới chỉ có bảy ứng cử viên (gồm cả ông Cruz và bà Clinton) chọn mạng Internet để tuyên bố quyết định tranh cử tổng thống chính thức. Đó là cựu thống đốc bang Virginia Jim Gilmore, cựu thượng nghị sĩ bang Tennessee Fred Thompson, cựu phát ngôn viên Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, cựu thống đốc bang New Mexico Gary Johnson….

Chưa rõ xu thế tranh cử trên mạng Internet và đặc biệt là trên các mạng xã hội ở Mỹ sẽ thế nào, có thật sự ưu thế hơn các phương pháp truyền thống không. Nhưng có một thực tế theo nghiên cứu điều tra của Pew, ngày càng nhiều người Mỹ tiếp nhận các tin tức chính trị từ những nguồn tin trên mạng xã hội, hoặc qua các tài khoản thông tấn hay trực tiếp từ các chính trị gia.

Có tới 3/4 người trưởng thành ở Mỹ sử dụng Internet (77%) dùng Facebook, khoảng 1/4 (23%) người chọn theo dõi (follow) hay thích (like) các tài khoản của những tổ chức, cá nhân thuộc các đảng phái chính trị và gần 1/3 (32%) cho biết đã post thông tin hoặc chia sẻ (share) tin tức cũng như quan điểm liên quan tới các vấn đề chính trị.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar