18/04/2017 19:11 GMT+7

​Toshiba trước nguy cơ khép lại một đế chế

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Đầu tuần này, tập đoàn công nghệ Nhật Bản Toshiba thừa nhận đang có nguy cơ lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại của tập đoàn này sau những thua lỗ lớn vừa qua.

Chủ tịch tập đoàn Toshiba, ông Satoshi Tsunakawa, dự phiên họp báo tại Tokyo ngày 14-3-2017 - Ảnh: CNN

Cú sốc mới nhất và có lẽ cũng thuộc hàng lớn nhất với Toshiba vừa xảy đến tháng trước ở Mỹ khi công ty năng lượng nguyên tử Westinghouse Electric của họ phải nộp đơn xin phá sản tại Mỹ.

Sau hai lần lỡ hẹn công bố báo cáo tài chính, kết thúc quý 4 vào tháng 12 năm ngoái, Toshiba công khai mức lỗ ròng 648 tỉ yen (5,9 tỉ USD). Tuy nhiên, trong một động thái chưa từng có tiền lệ với một doanh nghiệp lớn ở Nhật, Toshiba đệ trình báo cáo tài chính mà không hề có sự phê chuẩn thông qua của công ty kiểm toán PwC Aarata.

Có thể bị loại khỏi sàn giao dịch

Các cơ quan quản lý Nhật Bản sẽ phải quyết định có chấp nhận báo cáo tài chính của Toshiba hay không. Nếu họ không chấp nhận, cổ phiếu của tập đoàn này sẽ bị loại khỏi Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo.

Việc công ty kiểm toán PwC Aarata từ chối đóng dấu xác nhận vào báo cáo tài chính của Toshiba là sự cố khiến tập đoàn này thêm “bẽ bàng” trong bối cảnh đang nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư là họ có thể tìm được lối ra cho cuộc khủng hoảng đang lún sâu.

Công ty Westinghouse của Toshiba đã chịu lỗ hàng tỉ USD do chi phí đội lên và tiến độ xây dựng bị trì hoãn tại các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thuộc bang Georgia và South Carolina của Mỹ.

Việc đơn vị này tuyên bố phá sản khiến Toshiba có thể loại bỏ nó khỏi các báo cáo tài chính của họ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của nó khiến Toshiba tổn thất 1 ngàn tỉ yen (9 tỉ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm nay.

Công ty kiểm toán PwC cho rằng không có lý do nào để tin rằng những tổn thất liên quan tới công ty Westinghouse lại gây những ảnh hưởng tài chính vượt quá cả năm tài chính 2016 của Toshiba.

Nhằm nỗ lực chỉnh sửa bản cân đối kế toán, Toshiba sẽ bán đi lượng cổ phần tương ứng với quyền kiểm soát công ty sản xuất chip máy tính danh giá của họ. Ông Tsunakawa, chủ tịch tập đoàn Toshiba, cho rằng việc bán này có thể mang lại ít nhất 2 ngàn tỉ yen (18 tỉ USD) cho họ.

Theo BloombergWall Street Journal, tập đoàn Foxconn có trụ sở tại vùng lãnh thổ Đài Loan, một trong những nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn nhất của Apple, đã đề xuất giá mua lại với 3 ngàn tỉ yen (27 tỉ USD).

Quá lớn nên không thể “đổ”?

Chính phủ Nhật Bản rất mong muốn giữ lại lĩnh vực kinh doanh chip của Toshiba, do đó đã kêu gọi các doanh nghiệp Nhật cùng đóng góp mua lại cổ phần của công ty sản xuất chip của Toshiba.

Theo các chuyên gia phân tích, với khoảng 190.000 nhân sự trên toàn thế giới, trong đó có hơn 100.000 người đang ở Nhật Bản, vị thế và tầm ảnh hưởng của Toshiba là rất lớn, và nó quan trọng tới mức chính phủ Nhật Bản sẽ không thể để nó bị sụp đổ.

Đầu tuần này Toshiba cho biết việc bán đi lĩnh vực kinh doanh chip và các tài sản khác sẽ giúp tập đoàn này giữ được sự ổn định về mặt tài chính.

Mặc dù đã bán Westinghouse nhưng Toshiba vẫn có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hạt nhân quan trọng tại Nhật Bản. Họ đảm nhiệm các công việc được ủy thác tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân lớn sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản.

Toshiba “quá lớn” nên Nhật Bản không thể để họ suy tàn

chuyên gia phân tích Kazunori Ito làm việc tại hãng nghiên cứu Ibbotson Associates Japan

Dẫu vậy thì tình thế vẫn đang khá chênh vênh. Một nguy cơ thấy rõ là các ngân hàng sẽ ngừng hỗ trợ vốn cho những tập đoàn đang lâm vào khủng hoảng.

Cho tới cuối năm ngoái, Toshiba nợ khoảng 1,4 ngàn tỉ yen (13 tỉ USD). Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đang bán tống bán tháo một số lượng cổ phiếu lớn của hãng này. Đó là chưa kể nếu xảy ra việc cổ phiếu của Toshiba bị rút ra khỏi Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo thì không biết tình hình sẽ còn khó lường tới mức nào nữa.

Hãng Westinghouse hiện cũng đã đang xây dựng các lò phản ứng ở Trung Quốc. Việc mua lại một doanh nghiệp Mỹ-Nhật đang lao đao sẽ giúp Trung Quốc có được công nghệ họ cần để trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực điện hạt nhân.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar