04/05/2015 11:13 GMT+7

Sử dụng máy bay không người lái để cứu hộ ở Nepal 

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ ở Nepal cho biết đang sử dụng máy bay không người lái và các bản đồ số để cấp cứu nạn nhân vẫn trong nguy khốn.

Các tình nguyện viên đang làm việc tại phòng tình huống ở phòng thí nghiệm Kathmandu Living Labs để lập bản đồ các tuyến đường, tòa nhà và mức độ thiệt hại nhằm giúp các lực lượng cứu hộ kịp thời hỗ trợ - Ảnh: Kathmandu Living Labs

Theo WSJ, giới chức Ấn Độ và Nepal đang dùng máy bay không người lái để tìm kiếm những khu vực bị ảnh hưởng chưa thể tiếp cận bằng đường bộ. Trong khi đó, tổ chức Chữ thập đỏ của Mỹ là một trong nhiều đơn vị đã cung cấp cho nhân viên cứu trợ các bản đồ được hàng ngàn tình nguyện viên cập nhật dữ liệu từ ảnh chụp vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác.

Phó thanh tra Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia Ấn Độ, ông S.S.Guleria cho biết, sau khi đã điều hàng trăm nhân viên tìm kiếm cứu hộ tới Nepal, nước này cũng đã đưa 2 máy bay không người lái vào hoạt động ở thủ đô Katmandu và các khu vực ngoại ô.

Vẫn còn quá sớm để đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của công nghệ cao trong những nỗ lực giải quyết hậu quả thiên tai ở Nepal vì nó cũng chỉ vừa mới áp dụng.

Các tiến bộ trong công nghệ bản đồ trực tuyến từ lâu đã được sử dụng để tính toán khoảng cách và lập lộ trình cho xe đi. Nay khả năng chụp ảnh từ những camera tích hợp trên máy bay không người lái đã trở thành công cụ quan trọng trong việc phối hợp ứng phó thảm họa.

Một cộng đồng gồm các nhóm phi lợi nhuận đã sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh, các hình ảnh cá nhân và công nghệ vẽ bản đồ mã nguồn mở để vẽ lại sơ đồ những vùng bị ảnh hưởng động đất. Họ đánh dấu những tòa nhà và những tuyến đường để lực lượng cứu hộ xác định đâu là vùng bị thiệt hại nặng nề nhất và cách tiếp cận các khu vực khác nhau.

Theo giáo sư Chris Grundy, công nghệ lập bản đồ theo thời gian thực từ nguồn lực tập thể được sử dụng lần đầu vào năm 2010 trong trận động đất ở Haiti và tới nay có nhiều nâng cấp mới. Nếu ở trận động đất Haiti, trong 2 tháng sau khi thiên tai xảy ra, 600 thành viên vẽ bản đồ tạo được 1,5 triệu chỉnh sửa thì ngay trong 48 giờ đầu tiên sau vụ động đất ở Nepal, 3 triệu chỉnh sửa đã được thực hiện với 2.000 tình nguyện viên.

Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ đã cung cấp cho đội cứu hộ bay sang Nepal đêm thứ tư (29-4) 50 tấm bản đồ số và cả một xấp bản đồ giấy giúp họ tìm được những nơi cần cứu trợ nhất. Tổ chức này có một dự án lập bản đồ chung với Hội chữ thập đỏ Anh, tổ chức Bác sĩ không biên giới và nhóm chia sẻ dữ liệu cộng đồng.

khoảng 3.400 tình nguyện viên trên toàn thế giới đang cùng tham gia xem xét những bức ảnh chụp Nepal trên mạng để xác định những tuyến đường và tình trạng của nó, đánh giá mức độ thiệt hại và tìm ra chính xác những khu vực đủ rộng cho mọi người tập hợp.

Theo phát ngôn viên lực lượng cảnh sát quốc gia Nepal, ông Kamal Singh Bam, đã có khoảng 40 trực thăng của lực lượng quân đội Nepal, các nước khác và nhiều đơn vị tư nhân tham gia cứu hộ. Quân đội và cảnh sát nước này cũng đang dùng máy bay không người lái trong công tác phục hồi sau thiên tai. Ông Bam cho biết: “Chúng tôi đang được các tổ chức giúp đỡ lập sơ đồ những khu vực bị ảnh hưởng và các tòa nhà bị sập”.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar