24/04/2015 09:23 GMT+7

​Phát hiện tội phạm mạng “gây chiến” lẫn nhau

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã ghi nhận một trường hợp rất hiếm và bất thường khi một nhóm tội phạm mạng tấn công một nhóm khác.

Tội phạm mạng cũng "thanh toán" lẫn nhau - Ảnh minh họa

Vào năm 2014, Hellsing - một nhóm gián điệp mạng chuyên tấn công vào chính phủ và các tổ chức ngoại giao ở châu Á - đã trở thành mục tiêu tấn công theo phương pháp “Spear-phising - tấn công giả mạo” từ một tổ chức khác và Hellsing quyết định đáp trả.

Các chuyên gia tại Kaspersky Lab phát hiện vụ việc này khi đang nghiên cứu hoạt động của Naikon, một nhóm gián điệp mạng cũng nhắm vào các tổ chức trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các chuyên gia đã phát hiện một trong những mục tiêu của Naikon đã cố gắng phản công với hình thức giả mạo bằng email có chứa phần mềm độc hại vào hệ thống của Naikon. Đó là “chiêu thức” của Hellsing.

Các bài nghiên cứu chuyên sâu hơn về Hellsing đã phát hiện được dấu vết các email tấn công giả mạo chứa kèm tập tin độc hại được thiết kế để lan truyền phần mềm gián điệp trong các tổ chức khác nhau.

Nếu nạn nhân mở tập tin đính kèm có chứa mã độc, hệ thống của họ sẽ bị nhiễm độc “cửa hậu” - backdoor (một loại Trojan, sau khi được cài đặt vào máy nạn nhân sẽ tự mở ra một cổng dịch vụ cho phép kẻ tấn công (hacker) có thể kết nối từ xa tới máy nạn nhân, từ đó sẽ nhận và thực hiện lệnh mà kẻ tấn công đưa ra) - giúp kẻ tấn công có thể tải xuống hoặc đăng lên, tự nâng cấp và gỡ bỏ tập tin. Theo khảo sát của Kaspersky Lab, gần 20 tổ chức đã bị Hellsing nhắm vào.

Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn phần mềm độc hại của Hellsing tại Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia và Mỹ. Đa số tổ chức bị tấn công tập trung ở Malaysia và Philippines. Hellsing cũng rất kén chọn thể loại tổ chức sẽ tấn công, chủ yếu là chính phủ và cơ quan ngoại giao.

Để phòng tránh những cuộc tấn công của Hellsing, Kaspersky Lab khuyến nghị một biện pháp bảo mật cơ bản mà các tổ chức, cơ quan chính phủ có thể thực hiện như sau:

- Không được mở những tập tin đính kèm từ những người bạn không quen biết.

- Cẩn trọng việc lưu trữ mật khẩu có chứa SCR hoặc các tập tin có thể thực thi bên trong.

- Nếu cảm thấy không chắc về tập tin đính kèm, hãy mở tập tin đó trong sandbox.

- Hãy cài phiên bản hệ điều hành mới nhất để đảm bảo không bị lỗi.

- Cập nhật các phần mềm từ bên thứ ba như Microsoft Office, Java, Adobe Flash Player và Adobe Reader.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Từ những nhân vật hoạt hình biết nói, biết hát đến những người nổi tiếng không tồn tại thật, idol ảo đang vươn lên thành ngôi sao mạng xã hội nhờ công nghệ AI và kiếm tiền như người thật.

YouTuber ảo, idol ảo đang kiếm tiền thật: Khi AI trở thành người nổi tiếng

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Cảnh báo các chiêu lừa đảo qua điện thoại: giả danh ngân hàng, công an, điện lực để chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không cung cấp OTP, mật khẩu, thông tin cá nhân và không chuyển tiền khi chưa xác minh.

Cảnh báo 8 cuộc gọi không nên nghe, dễ mất tiền oan

Không được yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Thứ trường Bộ KH&CN Phạm Đức Long nhấn mạnh tại hội nghị tổ chức sáng nay ở Hà Nội.

Không được yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Flow - công cụ AI cho các nhà làm phim vừa được Google cung cấp cho người dùng Việt Nam. Đồng thời Veo 3 hỗ trợ chuyển ảnh thành video.

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo (AI), làn sóng startup trỗi dậy mạnh mẽ, nhiều bóng hồng Việt không coi đó là thử thách mà chính là cơ hội để thể hiện rõ nét chính mình.

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Một ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục xuất nhập khẩu trong cùng một nền tảng logistics số lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar