11/03/2016 10:09 GMT+7

Nhờ lỗi chính tả, Bangladesh không mất gần 1 tỷ USD

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Sự cố viết sai chữ “foundation” thành “fandation” trong nội dung giao dịch chuyển tiền đã khiến các tin tặc bị vuột khỏi tay 81 triệu USD và Ngân hàng Bangladesh giữ lại được 850-870 triệu USD.

Các tin tặc đã xâm nhập hệ thống Ngân hàng Bangladesh đánh cắp thông tin xác thực trong giao dịch thanh toán, lấy đi 81 triệu USD thì bị phát hiện qua một lỗi chính tả - Ảnh: Guardian

Theo Guardian, sự việc xảy ra tháng trước liên quan tới vụ tin tặc tấn công tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh.

Nhờ lỗi chính tả hy hữu, các ngân hàng đã ngăn chặn khi nhóm tin tặc (vẫn chưa xác định được) chiếm đoạt thành công 81 triệu USD.

Đây là vụ trộm ngân hàng lớn nhất trước nay trong lịch sử Bangladesh.

Theo hai quan chức ngân hàng cao cấp của Bangladesh, các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng trung ương nước này, đánh cắp thông tin xác thực tài khoản trong các giao dịch chuyển tiền của họ.   

Sau đó chúng gửi tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần ba chục lệnh yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại FED tới các tổ chức khác tại Philippines và Sri Lanka.

Bốn lệnh chuyển tiền với tổng số 81 triệu USD tới Philippines đã hoàn tất. Tuy nhiên lệnh chuyển tiền thứ 5 với 20 triệu USD cho một tổ chức phi chính phủ tại Sri Lanka bị đình lại vì các tin tặc đã viết sai tên của tổ chức Shalika Foundation.

Chúng đã viết “foundation” thành “fandation”. Điều này khiến một ngân hàng trong mạng lưới giao dịch là Deutsche Bank phải liên lạc và xác thực lại với ngân hàng trung ương Bangladesh, giao dịch bị dừng lại.

Không có tổ chức phi chính phủ nào có tên Shalika Foundation trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký hoạt động tại Sri Lanka.

Cùng với đó, các yêu cầu thanh toán và lệnh chuyển tiền với số lượng lớn bất thường tới các tổ chức cá nhân đã khiến FED nghi ngờ. Cơ quan này đã cảnh báo với chính quyền Bangladesh về sự việc.

Theo đó các chi tiết về vụ tấn công hệ thống Ngân hàng Bangladesh được phát hiện và ngăn chặn trước khi nhóm tin tặc tiếp tục phá hoại.

Ngân hàng Bangladesh có hàng tỉ USD trong tài khoản tại FED dùng để thanh toán trong các giao dịch quốc tế.

Theo lời một trong các quan chức, nhờ ngăn chặn kịp thời, khoảng 850-870 triệu USD đã được giữ lại.

Năm ngoái, hãng bảo mật máy tính của Nga Kaspersky Lab cho biết, trong khoản hai năm, một băng nhóm tội phạm mạng xuyên quốc gia đã đánh cắp gần 1 tỉ USD từ khoảng 100 tổ chức tài chính trên toàn thế giới.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Flow - công cụ AI cho các nhà làm phim vừa được Google cung cấp cho người dùng Việt Nam. Đồng thời Veo 3 hỗ trợ chuyển ảnh thành video.

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo (AI), làn sóng startup trỗi dậy mạnh mẽ, nhiều bóng hồng Việt không coi đó là thử thách mà chính là cơ hội để thể hiện rõ nét chính mình.

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Một ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục xuất nhập khẩu trong cùng một nền tảng logistics số lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Bạn tạo ra dữ liệu và lưu nó lên cloud. Nhưng nếu một ngày bạn bị khóa quyền truy cập thì liệu dữ liệu ấy còn là của bạn nữa không?

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Chatbot Grok của tỉ phú Musk bị chỉ trích vì có thể lan truyền ngôn từ thù địch thông qua dữ liệu huấn luyện và tài liệu tổng hợp của nó.

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời thực đang ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau trong các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar