17/02/2016 14:09 GMT+7

​Mỹ từng định tấn công mạng đánh sập hạ tầng Iran

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Chính phủ Mỹ từng lên kế hoạch mở cuộc tấn công mạng quy mô cực lớn nhắm vào Iran trong trường hợp các nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Tehran hạn chế chương trình hạt nhân thất bại.

Ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân Fordow của Iran - Ảnh: Telegraph

Ngày 17-2, New York Times dẫn các nguồn tin quân sự và tình báo Mỹ khẳng định Washington đã lập kế hoạch tấn công mạng có tên Nitro Zeus với mục tiêu phá hủy hệ thống phòng không, viễn thông và điện lực của Iran.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển phương án tấn công mạng quy mô lớn này nhằm đảm bảo với Tổng thống Barack Obama rằng ông có sự lựa chọn khác ngoài việc tuyên chiến với Iran trong trường hợp Tehran quyết phát triển hạt nhân hoặc có động thái chống lại các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Ông Obama đặc biệt lo ngại nguy cơ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra lệnh không kích các cơ sở hạt nhân Iran, thổi bùng lửa xung đột ở Trung Đông, kéo Mỹ vào bất ổn. Do đó ông quyết định lập kế hoạch tấn công mạng để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran.

Đã có hàng nghìn chuyên gia quân sự và tình báo Mỹ tham gia vào chiến dịch Nitro Zeus. Đồng thời, các cơ quan tình báo Mỹ cũng lên sẵn phương án tấn công mạng làm tê liệt cơ sở làm giàu uranium Fordow của Iran, được xây trong lòng núi gần thành phố Qom.

Fordow từng được xem là một trong những mục tiêu khó công phá nhất tại Iran vì nằm quá sâu trong lòng núi. Tuy nhiên một sâu máy tính có thể làm hư hại hàng nghìn máy ly tâm được Tehran triển khai tại cơ sở này để làm giàu uranium.

Chương trình Nitro Zeus bắt nguồn từ thời cựu Tổng thống George W. Bush. Năm 2009, Tổng thống Obama yêu cầu tướng John R. Allen, thuộc Bộ Chỉ huy trung ương Mỹ, phát triển một kế hoạch đối phó với Iran trong trường hợp các nỗ lực ngoại giao đổ vỡ. Và Nitro Zeus đã được ông Obama lựa chọn.

Đây là phương án hiệu quả để tấn công hạ tầng Iran mà không cần phải bắn một phát súng nào. New York Times dẫn lời một nhân vật tham gia chiến dịch Nitro Zeus mô tả kế hoạch tấn công mạng này có quy mô “lớn chưa từng thấy”.

Bộ Quốc phòng Mỹ tăng tốc chương trình Nitro Zeus vào năm 2013 khi Iran đưa thêm 3.000 máy ly tâm tới cơ sở Fordow. Tuy nhiên sau đó các nỗ lực đàm phán bắt đầu có hiệu quả, Tehran giảm hoạt động làm giàu uranium và cuối cùng thỏa thuận hạt nhân được thiết lập.

Giới quan sát nhận định việc chính phủ Mỹ lên kế hoạch tấn công mạng Iran cho thấy Washington thực sự lo ngại nguy cơ Tehran phát triển vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, trước đây giới chuyên gia an ninh mạng cũng cho biết quân đội Mỹ và Israel đã phối hợp phát triển mã độc Stuxnet để tấn công chương trình hạt nhân của Iran.

Trong chiến dịch có tên Olympic Games, mã độc của Mỹ và Israel đã phá hủy hơn 1.000 máy ly tâm của Iran và tạm thời làm gián đoạn hoạt động của cơ sở hạt nhân Natanz tại nước này.

Quân đội Mỹ luôn chuẩn bị các kế hoạch dự phòng cho mọi cuộc xung đột có thể xảy ra, từ nguy cơ CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, vũ khí hạt nhân bị đánh cắp ở Nam Á hay các cuộc nổi dậy quy mô lớn tại châu Phi. 

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar