16/05/2017 12:47 GMT+7

​Mã độc tống tiền WannaCry: nạn nhân còn im tiếng

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Theo các chuyên gia an ninh mạng, thực tế có thể sẽ khác bởi rất ít công ty ở châu Á sẵn lòng công khai là nạn nhân của virút máy tính WannaCry.

Bệnh nhân và người thân mòn mỏi chờ đợi tại Bệnh viện ung thư Dharmais lớn nhất ở Indonesia do hệ thống máy tính của bệnh viện bị tấn công - Ảnh: Reuters

Tính đến cuối ngày 15-5, tổng cộng hơn 200.000 máy tính tại 150 quốc gia đã bị nhiễm mã độc tống tiền WannaCry, phần lớn tại châu Âu. Tại Anh, quốc gia có hệ thống y tế điêu đứng vì mã độc, các chuyên gia an ninh mạng của chính phủ đã làm việc suốt đêm 14-5 để hạn chế tối đa ảnh hưởng của WannaCry.

Tại châu Á, nhiều chính phủ và công ty đã lên kế hoạch đối phó. Ảnh hưởng tại châu Á dường như rất hạn chế, tuy nhiên theo các chuyên gia bảo mật mạng, thực tế có thể sẽ khác bởi rất ít công ty sẵn lòng công khai là nạn nhân của WannaCry.

Tim Wellsmore, người phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty bảo mật FireEye Inc, tiết lộ: “Nhìn vào hồ sơ chúng tôi thấy vẫn có rất nhiều nạn nhân ở châu Á - Thái Bình Dương. Dù châu Á không phải là mục tiêu, song không thể nói là hậu quả của vụ tấn công sẽ không lan rộng như các khu vực khác”.

Vẫn còn rất nhiều bom nổ chậm trong hộp thư điện tử của nhiều người

Michael Gazeley - giám đốc điều hành của Network Box, một công ty an ninh mạng ở Hong Kong

Theo ông Gazeley, phần lớn các trường hợp nhiễm ở châu Á là qua thư điện tử (email).

Theo Hãng tin Reuters, ảnh hưởng của vụ tấn công mạng toàn cầu chỉ mang tính cục bộ ở một số nước châu Á. Như tại Trung Quốc, Tập đoàn năng lượng PetroChina xác nhận hệ thống thanh toán tại một số trạm xăng đã bị tấn công. Một số sở cảnh sát và ban ngành cấp thấp của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng song có khả năng hồi phục. Nhật Bản xác nhận có 2 trường hợp bị WannaCry tấn công. Một bệnh viện ung thư ở Indonesia sau khi bị tấn công mạng cũng đã phục hồi hơn 70% hệ thống.

Viết trên trang blog cá nhân ngày 14-5, chủ tịch Microsoft Brad Smith dường như đã ngầm ám chỉ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nên chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này.

“Nó (mã độc tống tiền) mới nổi lên trong năm nay. Chúng ta đã thấy những lỗ hổng bảo mật được CIA ém nhẹm bị phơi bày trên WikiLeaks, rồi giờ những lỗ hổng bị đánh cắp từ NSA đang ảnh hưởng tới nhiều người trên toàn cầu” - ông Smith viết.

Phần lớn cho rằng chính phủ và các cơ quan tình báo Mỹ chỉ chăm chăm tìm các lỗ hổng bảo mật rồi ém nhẹm chúng để tấn công mạng đối thủ hơn là báo các công ty phần mềm sửa chữa.

“Vụ tấn công đã gióng lên hồi chuông, là một minh chứng khác cho việc tại sao một số chính phủ ém nhẹm những lỗ hổng bảo mật là một vấn đề” - chủ tịch Microsoft nhấn mạnh. Người đứng đầu tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới hãy nên xem “vụ tấn công lần này là một bài học để thức tỉnh”, hãy nên tìm kiếm sự cân bằng giữa việc sử dụng các lỗ hổng bảo mật để tấn công kẻ thù và “những thiệt hại của người dân bắt nguồn từ việc ém nhẹm những lỗ hổng như vậy”.

Việt Nam: chưa ghi nhận sự cố nghiêm trọng do mã độc

Đến chiều 15-5, đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết chưa ghi nhận được trường hợp tấn công nào của mã độc WannaCry gây ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống máy tính tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống điều hành của Chính phủ, các đơn vị trọng yếu.

Trên cổng thông tin của Bộ Thông tin - truyền thông, Cục An toàn thông tin cũng đã đưa ra chỉ dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện những biện pháp xử lý khẩn cấp mã độc này.

Nghiên cứu mới nhất của Bkav cho thấy tại Việt Nam hiện có tới 52% máy tính tồn tại lỗ hổng EternalBlue. Đây là lỗ hổng đang bị mã độc mã hóa tống tiền WannaCry (cũng được gọi là WannaCrypt0r hoặc WannaCrypt) khai thác để tấn công, mã hóa dữ liệu của người dùng trên khắp thế giới.

Ông Vũ Ngọc Sơn, phó chủ tịch phụ trách mảng chống mã độc (Anti Malware) của Bkav, cho biết: “Các cuộc tấn công của WannaCry ở các nước châu Âu đang diễn biến phức tạp nhưng tại Việt Nam sự việc chưa thực sự bùng phát. Có thể dự định ban đầu của hacker chủ yếu nhắm tới “thị trường” châu Âu và chưa nhắm vào Việt Nam”. Để phòng ngừa nguy cơ mã độc tấn công, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng nên sao lưu dữ liệu thường xuyên, cập nhật bản vá cho hệ điều hành, đồng thời chỉ mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run. Người dùng cũng cần cài phần mềm diệt virút thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động. Thanh Hà

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar