16/05/2017 06:14 GMT+7

Hacker Triều Tiên bị nghi đứng sau vụ mã độc tống tiền

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Các chuyên gia bảo mật ngày 15-5 đưa ra những dấu hiệu cho thấy khả năng các hacker Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mã độc tống tiền toàn cầu vừa qua.

Thông báo yêu cầu đòi tiền chuộc của mã độc Wannacry do hãng bảo mật Symantec cung cấp - Ảnh: Symantec/Reuters

Theo hãng tin AFP, một trong những chứng cứ đầu tiên do chuyên gia bảo mật Neel Mehta của tập đoàn Google đưa ra.

Ông Neel Mehta cung cấp đoạn mã máy tính cho thấy những điểm tương đồng giữa mã độc có tên WannaCry và một mã độc khác từng gây ra vụ tấn công mạng quy mô lớn đã bị quy kết cho hacker của Bình Nhưỡng trước đó.

Các nhà nghiên cứu thuộc hãng bảo mật Kaspersky có trụ sở tại Nga cho rằng đây là một manh mối quan trọng.

Giới nghiên cứu của Kaspersky nhận định: “Lúc này cần có thêm các nghiên cứu về những phiên bản cũ hơn của mã độc Wannacry. Chúng tôi tin rằng điều này có thể chứa thông tin chủ chốt để giải quyết một số vấn đề bí ẩn liên quan tới vụ tấn công.

Có một điều chắc chắn là phát hiện của ông Neel Mehta là manh mối quan trọng nhất cho tới nay liên quan tới nguồn gốc phát sinh của mã độc Wannacry”.

Theo Kaspersky, những điểm tương đồng trong đoạn mã đã khiến mọi sự nghi ngờ lúc này hướng vào một tổ chức hacker có tên Lazarus, nhóm tin tặc được nhiều hãng bảo mật tin là của hacker Triều Tiên.

Đây là nhóm hacker được cho là đứng sau vụ tấn công mạng năm 2014 nhằm vào hãng phim Sony Pictures.

Lazarus cũng là nhóm bị nghi ngờ đã tham gia các vụ tấn công mạng nhằm vào ngân hàng trung ương Bangladesh và nhiều tổ chức khác trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Theo Kaspersky quy mô hoạt động của Lazarus rất khủng khiếp. Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết: “Tổ chức này đã hoạt động rất mạnh mẽ từ năm 2001…. Larazus hiện đang điều hành một xưởng sản xuất mã độc chuyên tạo ra những loại mã độc mới thông qua nhiều phương tiện phát tán độc lập”.

Cùng với Kaspersky, theo hãng tin Reuters, ngày 15-5 hãng bảo mật mạng Symantec cũng cho biết đang xem xét những manh mối cho thấy mã độc Wanncry có liên quan tới các mã độc tấn công trước đây của hacker Triều Tiên.

Hãng Symantec cũng phát hiện những liên quan tương tự về đoạn mã, tuy nhiên công ty này thận trọng cho rằng, rất khó để đi đến một kết luận nếu chỉ căn cứ vào một đoạn mã chung này.

Trang The Verge dẫn thông cáo của Symatec cho biết: “Mặc dù những liên quan là có, nhưng cho tới nay chúng mới cho thấy những liên quan yếu. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra để tìm kiếm những liên quan chặt chẽ hơn”.

Hãng bảo mật Intezer Labs có trụ sở tại Israel nêu quan điểm tán thành với giả thuyết Triều Tiên đứng sau vụ tấn công mã độc tống tiền.

Giám đốc điều hành của Intezer Labs, ông  Itai Tevet viết trên Twitter: “@IntezerLabs xác nhận sự quy tội cho hacker Triều Tiên về vụ #WannaCry, không chỉ vì hoạt động của nhóm Lazarus. Sẽ có thêm những thông tin khác”. 

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar