03/05/2015 14:53 GMT+7

​Lừa đảo bán bằng giả

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TT - Nạn rao bán bằng giả đang tràn lan trên mạng và tin nhắn SMS. Những kẻ lừa đảo giăng bẫy người dân có nhu cầu để trục lợi, có nạn nhân bị lừa hơn cả chục triệu đồng.

Bảng giá làm bằng giả được rao bán công khai trên mạng Facebook -  Ảnh: Đ.Thiện

Anh T. kể về việc em trai của mình tên H. đã bị lừa mất 5,5 triệu đồng bởi tin lời kẻ lừa đảo rao bán bằng giả. Anh T. cho biết em trai mình nhận được tin nhắn rao bán bằng giả từ các số điện thoại 097297xxxx và 096647xxxx cách nay khoảng hai tháng.

Cùng thời điểm này có người bạn mách bảo cho anh T. rằng trên mạng Facebook có quảng cáo dịch vụ làm mọi loại bằng giả theo yêu cầu người dùng. Trong khi đó, em trai của anh đang cần gấp tấm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nên anh T. đã liên lạc với người rao bán bằng.

Dễ dàng mất hơn chục triệu đồng

Sẽ phối hợp kiểm tra

Tuổi Trẻ đã chuyển phản ảnh của bạn đọc về các số điện thoại nhắn tin quảng cáo dịch vụ làm bằng giả, lợi dụng để lừa đảo đến các nhà mạng liên quan.

Chiều 29-4 sau khi tiếp nhận phản ảnh của bạn đọc, đại diện MobiFone cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định và xử lý các thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật”.

“Khi hai bên trao đổi các thông tin cần thiết để làm bằng, bên kia đề nghị chúng tôi đóng cọc 500.000 đồng rồi sau đó mới làm bằng. Khoảng một tuần sau, bên kia gọi điện cho biết bằng đã làm xong. Chúng tôi đề nghị giao bằng tận nơi mới thanh toán tiền. Tuy nhiên, bên kia nói người giao bằng không liên quan nên bắt chúng tôi phải chuyển tiền trước. Khi em tôi chuyển 2,5 triệu đồng thì bên kia bảo tấm bằng này “khó làm lắm” nên phải thêm 2,5 triệu đồng nữa mới được."

"Em tôi làm theo và đã chuyển đủ tiền vào tài khoản thuộc Ngân hàng VietinBank chi nhánh Bình Thạnh, TP.HCM cho người tên L.. Bên đó hỏi địa chỉ nhà và bảo chúng tôi đợi, sẽ có người đến giao bằng. Sau đó có người gọi cho chúng tôi và nói đang ở bến xe chuẩn bị đi giao bằng, nhưng điện thoại sắp hết tiền nên nhờ nạp thêm để liên lạc. Tôi đã nạp 50.000 đồng nhưng liền ngay sau đó không thể liên lạc với những kẻ bên kia nữa” - anh T. kể lại.

Trường hợp chị A. còn bị lừa nặng hơn. Chị A. cho biết vô tình đọc trên trang mạng xã hội Facebook quảng cáo chuyên làm các loại bằng cấp giả, bằng gì cũng có. Trong khi đó chị có một người em gia cảnh kinh tế khó khăn nhưng lại muốn học liên thông lên đại học, nên chị đã “thử liều” hỏi mua một tấm bằng trung cấp dược.

Chị A. liên lạc được với người đại diện trang mạng rao bán bằng giả tên là L.V.D.. Sau rất nhiều tin nhắn trao đổi, chị A. và L.V.D. thỏa thuận chị sẽ chuyển trước 3 triệu đồng, khi làm bằng xong và bàn giao sẽ chuyển hết số còn lại là 12 triệu đồng. Vài hôm sau D. gọi cho chị A. thông báo bằng đã làm xong và có cả “hồ sơ gốc”, nhưng nếu muốn có bằng thì phải gửi tiền đầy đủ trước bởi D. lo ngại chị A.

“giả danh nhà báo, công an”. “Lúc này tôi đã có linh cảm không tốt nhưng cứ nghĩ thương cảnh người em tội nghiệp và trời xui đất khiến thế nào tôi đã tin và chuyển nốt 12 triệu đồng còn lại cho người ta. Sau đó tôi gọi điện nhiều lần nhưng anh ta đều không nghe máy dù điện thoại vẫn đổ chuông” - chị A. nói.

Chị A. thử tìm hiểu riêng và phát hiện kẻ lừa chị đã giăng bẫy ở nhiều trang mạng khác với nhiều hình thức khác, cả số điện thoại cũng khác. “Đây có thể là một nhóm người đã thực hiện các vụ lừa đảo ở nhiều nơi trên mạng hòng giăng bẫy bất kỳ người dùng cả tin nào” - chị A. nhận định.

“Té nước theo mưa”

Khi chúng tôi hỏi tại sao không yêu cầu bên “dịch vụ” cho xem hình ảnh bằng cấp hoàn chỉnh rồi mới chuyển tiền, cả hai nạn nhân nêu trên đều cho biết những người rao bán bằng giả tỏ ra rất am hiểu về bằng cấp và các thủ tục liên quan (hỏi han rất kỹ nạn nhân về các thông tin cụ thể để làm bằng, hứa đối chiếu văn bằng với giấy tờ gốc khi giao nhận), đồng thời cách nói chuyện rất thuyết phục, tạo sự tin tưởng nơi người dùng về cách làm việc “đàng hoàng” của họ.

Bên cạnh hai trường hợp bị lừa nêu trên, chúng tôi ghi nhận rất nhiều thuê bao di động tiếp tục nhận được những tin nhắn quảng cáo dịch vụ làm bằng giả một cách công khai.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, trò lừa đảo bằng giả nêu trên đang “té nước theo mưa” cùng hiện tượng rao bán bằng giả trên mạng. Trò lừa này cũng giống hầu hết trò lừa đảo "trúng thưởng xổ số" đang ráo riết tấn công người dùng di động.

Chúng chỉ khác nhau ở hình thức thể hiện, một bên mang đến cho người dùng ảo tưởng của từ trên trời rơi xuống, một bên đánh trúng nhu cầu cần làm bằng giả của một số người. Chiêu lừa “đánh vào nhu cầu” có vẻ dễ ăn hơn nên những kẻ lừa đảo đã không ngần ngại công khai số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng để trục lợi nhiều hơn từ người dùng.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar