16/03/2016 13:30 GMT+7

Khi “đội săn bắt cướp TP. HCM” lên Facebook

S.BÌNH - H.LỘC - G.MINH (sonbinh@tuoitre.com.vn)
S.BÌNH - H.LỘC - G.MINH ([email protected])

TT - Thời gian qua, Facebook của “đội săn bắt cướp TP.HCM” được người dân hưởng ứng khi các thành viên bắt nhiều vụ trộm cướp trả lại tài sản cho người bị hại.

Các “hiệp sĩ” bắt cướp trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Facebook của Đội SBC TP.HCM

Tuy nhiên, “đội săn bắt cướp” chưa được công nhận và câu chuyện pháp lý khi “tác nghiệp” trên Facebook của họ gặp nhiều rắc rối...

“Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh hiệp sĩ săn bắt cướp giúp em tìm lại điện thoại. Em cảm thấy rất vui và vô cùng khâm phục tài năng của các anh đã không ngại nguy hiểm, đương đầu những tên cướp giành lại tài sản cho người dân”, đó là chia sẻ trên Facebook “Trình báo mất cắp tài sản - đội săn bắt cướp TP.HCM” của bạn Hà Như Quỳnh (22 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu).

“Nóng” trên Facebook

Trong khi đó, chị M.S. (quê Hà Nội) từ lâu đã xem những “hiệp sĩ” trong đội săn bắt cướp trên Facebook như là ân nhân, bởi họ đã giúp đỡ gia đình chị “dụ” một đối tượng lừa đảo lộ diện, lấy lại tài sản bị chiếm đoạt.

Theo chị S., năm 2015 thông qua trang Zalo, chị gái chị bị lừa đảo chiếm đoạt xe máy, điện thoại, trang sức... Gia đình chị làm đơn trình báo công an địa phương nhưng chưa có kết quả nên chị quyết định liên hệ đội “hiệp sĩ”.

Chỉ trong mười ngày, chị S. phối hợp với các “hiệp sĩ” đưa đối tượng giao cho công an xử lý.

“Công việc quá nguy hiểm nhưng các anh giúp đỡ hết sức tận tình mà không đòi hỏi gì cả. Tôi vô cùng khâm phục các anh” - chị S. chia sẻ.

Chuyện của Quỳnh và chị S. là hai trong hàng trăm nạn nhân bị lừa đảo, cướp giật tài sản may mắn được các thành viên đội săn bắt cướp cất công tìm lại tài sản, trao trả miễn phí.

Lướt qua hai trang Facebook “Trình báo mất cắp tài sản” và “Đội săn bắt cướp TP.HCM” sẽ cảm nhận độ “nóng” bởi lượng người “thích” (like) vượt trên 90.000 lượt.

Ở đó, không chỉ là nơi đăng tải các thông tin về những vụ cướp giật do đội “bắt nóng”, các video “điểm mặt” chân dung của các đối tượng phạm tội.

Từ lâu, hai trang Facebook đã trở thành “điểm hẹn” của nhiều người dân quan tâm đến nạn trộm cướp chia sẻ các “điểm đen” xảy ra cướp giật và gửi gắm tình cảm đến công việc của các thành viên trong đội.

“Hiệp sĩ” Lâm Hiếu Long (26 tuổi, ngụ TP.HCM) xác nhận là người đại diện đội săn bắt cướp, đang quản trị hai trang mạng trên. “Chúng tôi chỉ có quyền bắt nóng khi đối tượng ra tay cướp giật. Mỗi vụ bắt cướp, cả nhóm đều hội ý đưa ra phương án an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật” - Long nói.

Chia sẻ mục đích thành lập, Long giải thích: “Cướp giật không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người dân lưu thông trên đường.

Chúng tôi có ý tưởng tạo hai trang Facebook để chia sẻ thông tin các đối tượng nghi vấn như biển số xe, loại xe, tuyến đường... Từ đó thông báo đến anh em theo dõi, mục đích là chia sẻ thông tin, chứ không để câu like”.

Long cho biết thêm hiện nhóm gồm bảy thành viên từ 23-26 tuổi. Ngoài đam mê săn bắt cướp, các thành viên trong nhóm làm đủ nghề nghiệp mưu sinh như giao hàng, tài xế, kinh doanh, thậm chí có người còn đi học.

Theo Long, từ năm 2010 đến nay nhóm của anh truy bắt trên 200 vụ trộm cắp, cướp giật. Trên hai trang Facebook, mỗi ngày nhận khoảng 20 tin nhắn phản ảnh của người dân, trong đó khoảng 60% là tin báo trộm cắp, cướp giật.

Lâm Hiếu Long (đội nón bảo hiểm), người đại diện nhóm đồng thời quản trị hai trang mạng, trong một lần truy bắt cướp giật trên đường Cách Mạng Tháng 8 (Q.3) - Ảnh đội săn bắt cướp TP.HCM

Chưa được công nhận

Theo anh Nguyễn Thanh Hải - đội trưởng câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), anh em săn bắt cướp hoạt động trên Facebook cũng có cái hay cái dở.

Hay là được cộng đồng mạng “se” nhau hỗ trợ tìm thông tin, nhưng dở nếu thông tin đưa lên không đúng, cho nên cần phải có tổ chức, có người chịu trách nhiệm.

Từng bị hiểu nhầm trong quá trình tác nghiệp, bản thân anh Hải cũng là nạn nhân khi bị Facebook đưa hình ảnh anh đi bán súng.

Nhiều người điện thoại anh mới biết mình bị “bôi xấu” trên mạng. Cho nên anh em “hiệp sĩ” hoạt động phải phối hợp chặt chẽ và theo hướng dẫn của cơ quan công an.

Tiến sĩ Trương Văn Vỹ, giảng viên xã hội học tội phạm (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho rằng hoạt động của các “hiệp sĩ” hiện là con dao hai lưỡi.

Mặt tích cực là đại diện cho nhân dân tham gia với lực lượng công an để bắt trộm cướp. Còn mặt trái có thể họ lạm dụng, vượt quá quyền hạn hoặc không am hiểu pháp luật dễ dẫn đến sai phạm. Cho nên mô hình này vẫn tiếp tục nhưng phải hạn chế và kiểm soát chứ không thể tràn lan.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho biết khi một nhóm người hay câu lạc bộ hoạt động thì phải tuân thủ về tổ chức hội theo quy định, tránh những biến tướng.

Khi chưa thành lập mà hoạt động là sai, có khả năng danh nghĩa bị lợi dụng và lạm dụng để trục lợi. Ý nghĩa của nó thì tốt nhưng lỡ đưa những thông tin tố giác chưa kiểm chứng hoặc vụ việc chưa kết luận của cơ quan điều tra lên Facebook sẽ ảnh hưởng đến quyền nhân thân và đời tư.

Hoặc khi tiếp nhận thông tin tố giác sai, quá trình truy tìm nghi phạm thiếu kiểm chứng dễ phát sinh các hành vi vi phạm khác.

Rất cần thiết nhưng cần có tổ chức

Thượng tá Nguyễn Nhật Thành, phó trưởng Công an Q.1 (TP.HCM), cho biết đây là một mô hình tự phát đang phát huy hiệu quả tương đối tốt.

Tuy nhiên các thành viên của các câu lạc bộ mà người dân hay gọi vui là “hiệp sĩ” nên được tổ chức một cách quy củ, có người hỗ trợ, hướng dẫn kỹ năng bắt giữ tội phạm, cách thức mời người bị hại, nhân chứng và đặc biệt là thu thập tang, vật chứng theo đúng quy định pháp luật.

Điều này rất quan trọng, vì có thể bắt được đối tượng phạm tội nhưng không tìm được người bị hại, người làm chứng, thậm chí quá trình thu thập tang, vật chứng không đúng quy định pháp luật khiến quá trình xử lý rất khó khăn, thậm chí không xử lý hình sự được.

S.BÌNH - H.LỘC - G.MINH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Tin tặc phối hợp tấn công mạng, đánh cắp tiền các quỹ hưu trí lớn của Úc

Theo nguồn tin đáng tin cậy, tin tặc đã đánh cắp tiền tiết kiệm từ một số thành viên của quỹ hưu trí lớn nhất Úc, và xâm phạm hơn 20.000 tài khoản.

Tin tặc phối hợp tấn công mạng, đánh cắp tiền các quỹ hưu trí lớn của Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar