27/04/2015 08:54 GMT+7

Khảo sát dịch vụ dọn đường để tăng cước 3G?

MINH QUANG
MINH QUANG

TT - Kết quả khảo sát về dịch vụ 3G vừa công bố được xem như là sự dọn đường cho các nhà mạng tăng cước 3G. Tuy nhiên, kết quả này bị cho rằng không phản ánh đúng thực tế.

Một điểm bán sim 3G các loại trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Q.Định

Theo khảo sát do báo Bưu Điện VN và Công ty nghiên cứu thị trường GFK thực hiện, nhìn chung người sử dụng dịch vụ 3G không có sự phàn nàn nào đáng kể về mức cước hiện tại. 

Cụ thể, 84% cho rằng chất lượng dịch vụ tương xứng với giá cước, 55% đánh giá mức cước chấp nhận được.

Trong trường hợp giả định tăng giá cước, kết quả khảo sát cho biết chỉ có 8% không chấp nhận tăng giá. Nếu tăng giá, 82% vẫn duy trì dịch vụ nếu mức tăng dưới 5%. Với mức tăng 5-10%, 59% người dùng sẽ chuyển qua gói cước rẻ hơn.

Trong trường hợp mức tăng vượt trên 10%, có tới 47% người tiêu dùng sẽ đổi qua nhà cung cấp khác.

Có tới 16% người tiêu dùng mong muốn nhà mạng phủ sóng 3G rộng hơn, trong khi chỉ có 15% đề đạt nguyện vọng giảm giá cước, 7% đề nghị có nhiều chương trình khuyến mãi, 6% đề nghị tăng dung lượng...

Kết quả khó tin

Dù đây là cuộc khảo sát nghiên cứu sự hài lòng của người dùng 3G tại VN nhưng thực tế số phiếu khảo sát được lấy chỉ ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM với tổng số 576 phiếu.

Liệu số phiếu này có đại diện cho trên 100 triệu thuê bao di động và hàng chục triệu thuê bao 3G? Trả lời câu hỏi này, bà Đinh Ngọc Bảo Trân - đại diện GFK - khẳng định kết quả này được đảm bảo khảo sát khách quan.

Tương tự, khi giải thích về việc số mẫu không đủ 200 cho một địa phương, không đảm bảo tiêu chí khảo sát như các năm trước, bà Trân nói cách làm của GFK theo một chuẩn khác và vẫn đảm bảo các nguyên tắc về xã hội học.

Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng khẳng định các kết quả khảo sát chỉ là tương đối. Còn về thông tin khảo sát được đưa ra lần này, ông Thắng đánh giá độ chính xác của thông tin này còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Cụ thể, việc khảo sát ở ba TP thì không thể đại diện cho các vùng như hải đảo, vùng sâu vùng xa. Do đó, chỉ nên coi đây là một kênh thông tin tìm hiểu về thị trường.

Ông Thắng cũng nhấn mạnh số mẫu càng cao thì sai số sẽ càng thấp, nếu như số mẫu ít thì sai số có thể lên đến hàng chục phần trăm.

Theo ông Thắng, kết quả khảo sát có thể không chính xác lắm vì số mẫu còn ít, nó chỉ đại diện cho khách hàng ở một khu vực nào đấy thôi.

Có dấu hiệu sẽ tăng giá

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ hôm 25-4 xung quanh kết quả khảo sát nói trên cũng như sự phản ứng với việc tăng giá cước 3G, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son khẳng định VN là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất.

Ông Son nói: “Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Rõ ràng việc tăng giá là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn.

Nếu tăng giá do cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá không đúng quy định của pháp luật thì bị coi là tăng giá bất hợp lý. Còn nếu tăng giá theo đúng quy định của pháp luật và tăng giá để góp phần đầu tư chất lượng tốt hơn là cần thiết, chúng ta nên ủng hộ”.

Trên thực tế năm 2013, các nhà mạng đã hai lần điều chỉnh giá cước 3G, trong đó lần điều chỉnh tổng thể nhất diễn ra vào tháng 10-2013 bị dư luận đặt nghi vấn là cả ba nhà mạng “bắt tay” nhau để đồng loạt tăng cước.

Lý do chính của các lần tăng cước trước đây vẫn là giá do mức cước 3G ở VN rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, các nhà mạng chiếm thị phần khống chế hiện bán dưới giá thành các gói cước 3G.

Trong đợt điều chỉnh giá cước 3G vào tháng 4-2013, hai nhà mạng Vinaphone và MobiFone nâng gói cước Internet không giới hạn từ 40.000 đồng lên 50.000 đồng/tháng, ngang bằng với giá cước của Viettel.

Đợt điều chỉnh này được cho là nhằm giảm thất thu do các ứng dụng Over the top (OTT) gây ra.

Dù đến nay chưa có thông tin chính thức về việc các nhà mạng đề xuất tăng giá cước 3G, nhưng kết quả cuộc khảo sát công bố vừa qua cho thấy có dấu hiệu của việc dọn đường cho tăng giá cước.

Đáng nói là cuộc khảo sát này do cơ quan truyền thông của Bộ TT-TT phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của chính ba nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel.

Dù ông Nguyễn Bá, phó tổng biên tập báo Bưu điện VN, khẳng định việc tham gia tài trợ của các nhà mạng hoàn toàn độc lập khách quan đối với khảo sát, nhưng người tiêu dùng không thể không nghi ngờ về tính khách quan của kết quả khảo sát.

MINH QUANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar