27/04/2015 13:58 GMT+7

Giới công nghệ hỗ trợ nạn nhân thảm họa động đất Nepal 

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Google, Facebook, Apple và Viber đều đã hành động để chung tay vào nỗ lực tìm kiếm cứu hộ các nạn nhân trong thảm họa động đất ở Nepal.

Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Google đã mở lại dịch vụ Person Finder (tìm người) nhằm giúp người nhà các nạn nhân tra cứu thông tin về họ.

Người dùng có thể gõ tên người thân vào ô tìm kiếm của Person Finder - Ảnh chụp màn hình

Person Finder là cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép chia sẻ thông tin về những người nằm trong vùng ảnh hưởng của thảm họa. Người dùng có thể tra tên của bạn bè hay người thân của họ trên Person Finder để biết họ có an toàn hay không.

Trang Person Finder dành riêng cho thảm họa động đất Nepal được đặt tại https://google.org/personfinder/2015-nepal-earthquake/, hiển thị bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và Nepal.

Person Finder được Google cho ra mắt lần đầu vào năm 2010 sau thảm họa động đất ở Haiti. Dịch vụ này sau đó tiếp tục được mở mỗi khi có các thảm họa khủng khiếp xảy ra, như các trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011 hay vụ đánh bom cuộc thi marathon ở Boston (Mỹ) năm 2013.

Reuters trưa 27-4 dẫn thông tin từ cảnh sát Nepal cho biết số người chết trong trận động đất đã lên đến 3.400, trong khi số người bị thương là 6.583

Trong khi đó, Facebook cung cấp tính năng Safety Check (kiểm tra tính an toàn) để giúp người dùng thông báo với bạn bè, người thân kết nối với họ qua mạng xã hội rằng họ vẫn an toàn dù đang ở ngay vùng thảm họa.

Khi truy cập vào trang https://www.facebook.com/safetycheck/nepalearthquake/, người dùng sẽ được hỏi liệu họ có đang ở vùng chịu ảnh hưởng bởi trận động đất ở Nepal không. Nếu chọn “có”, Facebook sẽ thông báo với bạn bè của người đó rằng họ vẫn đang an toàn.

Tính năng Safety Check của Facebook - Ảnh chụp màn hình

Trang Safety Check cũng sẽ hiển thị tên của những người có trong danh sách bạn bè của bạn hiện đang ở Nepal. Nếu bạn có đủ thông tin để biết người đó vẫn đang an toàn, hãy đánh dấu “an toàn” để giúp Facebook cập nhật lại thông tin của họ trong cơ sở dữ liệu.

CEO Facebook Mark Zuckerberg hôm qua 26-4 đã giới thiệu tính năng này trên trang cá nhân, kèm theo lời chia buồn đến các nạn nhân và người thân của họ.

Ngày 26-4, Viber cũng thông báo trên Twitter họ sẽ miễn phí các cuộc gọi quốc tế cho người dùng ứng dụng Viber tại Nepal để liên lạc với người thân ở các quốc gia khác.

“Trước thảm họa động đất Nepal, chúng tôi đã tắt tính năng tính cước của Viber Out để người dùng Nepal có thể gọi đến bất kỳ đâu miễn phí”, dòng tweet của Viber cho hay.

Dòng tweet của Viber - Ảnh chụp màn hình

Động thái này của Viber rất đáng hoan nghênh bởi hạ tầng viễn thông ở Nepal chắc chắn bị hư hỏng nặng trong trận động đất, khiến việc liên lạc bằng điện thoại rất khó khăn.

Hơn thế nữa, người dùng Viber trên khắp thế giới cũng có thể gọi đến các số di động và cố định tại Nepal mà không bị tính cước thông qua Viber Out.

Apple cũng đã hành động khi thêm tính năng gây quỹ vào cửa hàng trực tuyến iTunes Store của hãng, giúp người dùng dễ dàng quyên tiền cho Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ với các mức từ 5-200 USD chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Tính năng gây quỹ trên iTunes - Ảnh chụp màn hình
TRƯỜNG SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar