10/11/2014 10:59 GMT+7

Dự thảo "siết" dịch vụ nhắn tin di động OTT

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - ​Ứng dụng nhắn tin di động OTT của nước ngoài như Viber, Line, WhatsApp... phải đặt máy chủ tại Việt Nam hoặc hợp tác doanh nghiệp trong nước.

Các ứng dụng nhắn tin - thoại trên nền Internet (OTT) phổ biến hiện nay tại Việt Nam như Viber, WhatsApp, LINE, Zalo... - Ảnh: T.Trực

Thông tin trên nằm trong các điều khoản từ dự thảo Thông tư "Quy định về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet" được Cục Viễn thông đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua.

Theo nội dung, Thông tư điều chỉnh những quy định và hướng dẫn về việc quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ thoại, dịch vụ nhắn tin trên nền Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất và mạng viễn thông cố định mặt đất.

Phạm vi áp dụng bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet (gọi chung là nhà cung cấp dịch vụ); Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet (người sử dụng dịch vụ); Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ thông tin di động; Và Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Điểm đáng chú ý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet nước ngoài có thu giá cước cần đặt máy chủ tại Việt Nam, hoặc thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet.

Theo dự thảo này, các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng OTT (Over-the-Top) như Viber, WhatsApp hay Line đều nằm trong nhóm trên.

Viber có dịch vụ thu phí Viber Out gọi thoại đến các số điện thoại di động hay cố định. WhatsApp thu phí sử dụng 21.000 VNĐ từ năm thứ hai sau khi miễn phí năm đầu tiên. Riêng LINE miễn phí sử dụng thoại và nhắn tin, chỉ thu phí những dịch vụ giá trị gia tăng như bán các gói hình ảnh trang trí (sticker, theme). 

Ngoài ra, dự thảo Thông tư nêu rõ, nhà cung cấp dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet nước ngoài chỉ được đặt máy chủ tại Việt Nam khi hợp tác với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet phù hợp với cam kết quốc tế và các quy định về đầu tư nước ngoài quy định tại Luật Viễn thông.

Đối với doanh nghiệp trong nước có thu giá cước, chỉ được cung cấp dịch vụ khi là doanh nghiệp và có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet. Nếu miễn phí sử dụng, doanh nghiệp không cần phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.

Bên cạnh đó, tuy không thu giá cước sử dụng nhưng nếu có hơn 1.000.000 người đăng ký sử dụng phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông), cung cấp các thông tin như trụ sở, tên miền, địa chỉ đặt máy chủ... Áp dụng cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhà cung cấp dịch vụ thoại trên nền Internet miễn cước sử dụng không được kết nối mạng tại Việt Nam để trực tiếp cung cấp cuộc gọi thoại từ người sử dụng dịch vụ thoại trên nền Internet đến thuê bao điện thoại trong nước.

Trích dự thảo Thông tư Quy định về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ thoại, nhắn tin trên nền Internet, Mục 2, Điều 10.2

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar