13/07/2015 09:28 GMT+7

​Công khai rao bán thiết bị kích sóng di động

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Nhà mạng di động khuyến cáo việc người dân tự ý sử dụng các thiết bị khuếch đại sóng di động nhằm khắc phục tình trạng sóng yếu không những vi phạm pháp luật mà còn có thể gây nhiễu sóng di động.

Thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng GSM các loại băng tần (tùy thiết bị) tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu. Các loại thiết bị này nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động. Thế nhưng thực tế hiện nay các thiết bị trên đang được rao bán công khai rầm rộ.

Dễ như mua rau

Chỉ cần vào mạng Internet tìm kiếm cụm từ liên quan đến thiết bị kích sóng di động, người ta có thể tìm thấy hàng ngàn địa chỉ rao bán của các cá nhân lẫn công ty kinh doanh điện tử viễn thông.

Thiết bị kích sóng được rao bán công khai tại một trang mạng - Ảnh chụp màn hình

Chẳng hạn tại trang web dientuvienthong... rao bán thiết bị kích sóng hai băng tần 10C-GD - (10DB) với lời giới thiệu là: “Thiết bị kích sóng điện thoại hai băng tần 900/1800. Phạm vi phủ sóng từ 100-500m, tùy vào không gian địa hình. Hỗ trợ 30 cuộc gọi đồng thời. Thiết bị nhỏ gọn, lắp đặt đơn giản, nhanh chóng thuận tiện, chi phí thấp, phù hợp cho các điểm có diện tích nhỏ, các nhà biệt thự....”, giá bán 3,8 triệu đồng.

Một trang web khác giới thiệu thiết bị kích sóng 3G với cam kết: “Đảm bảo chất lượng 3G một cách tin cậy và rõ ràng trong diện tích vùng phủ khoảng 1.000m2. Đối với các vùng tối nơi các thiết bị đầu cuối như điện thoại, máy tính bảng, modem… dùng sim 3G nhận mức tín hiệu thu yếu, thiết bị sẽ tăng cường tín hiệu lên gấp bốn lần so với tín hiệu ban đầu”.

Có website còn cho khách hàng dùng thử để kiểm định tính hiệu quả của thiết bị trước khi quyết định lắp đặt chính thức...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết thiết bị kích sóng trên thị trường đều có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan với giá rao bán đến khoảng 10 triệu đồng tùy công năng thiết bị. Các thiết bị đều được quảng cáo có khả năng khuếch đại tín hiệu cho tất cả các mạng di động GSM băng tần 900 - 1800 Mhz và 3G của các mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, Gmobile... với phạm vi phủ sóng từ vài trăm đến hàng nghìn mét. Các nơi rao bán đều khẳng định thiết bị kích sóng rất dễ lắp đặt và sử dụng đơn giản nhằm thu hút người mua.

Thế nhưng các nhà mạng di động đều khẳng định: “Việc rất nhiều người đã tự ý lắp các sản phẩm thiết bị phát lặp vô tuyến điện (còn gọi là thiết bị kích sóng điện thoại di động) không có chứng nhận hợp quy là nguyên nhân gây can nhiễu cho các mạng thông tin di động thời gian vừa qua”.

Không nên tự lắp đặt

Qua đợt kiểm tra gần đây, cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân của các vụ can nhiễu sóng di động chủ yếu do các cá nhân, tổ chức tự ý lắp đặt các thiết bị kích sóng thông tin di động băng tần không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Người dân tự ý sử dụng các thiết bị phát lặp vô tuyến điện trong hệ thống thông tin di động có thể bị xử phạt tới mức 30 triệu đồng/thiết bị.
 

Theo Cục Tần số vô truyến điện, hiện chỉ có các nhà mạng di động được cấp phép sử dụng thiết bị kích sóng di động. Việc sử dụng và kinh doanh các loại thiết bị này khi chưa được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép là vi phạm pháp luật, có thể gây can nhiễu cho các mạng di động do không được giám sát kỹ thuật thường xuyên của đơn vị có thiết bị kiểm tra hệ thống thông tin di động.

Theo quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, việc người dân tự ý sử dụng các thiết bị phát lặp vô tuyến điện trong hệ thống thông tin di động có thể bị xử phạt tới mức 30 triệu đồng/thiết bị.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện nay các nhà mạng đều có sử dụng thiết bị này phục vụ công tác phủ sóng ở những khu vực tối sóng hoặc sóng yếu như: các tòa nhà, tầng hầm, khách sạn...

“Nếu xét về lý thuyết, việc người dân dùng thiết bị kích sóng nếu kích đúng sóng thì quá tốt, nhà mạng khỏi phải mắc công tốn chi phí khắc phục. Nhưng về yêu cầu kỹ thuật, việc lắp đặt thiết bị kích sóng cần phải có chuyên môn chính xác. Do đó nhà mạng không khuyến khích tư nhân tự làm việc này. Nếu khu vực nào đó có tư nhân tự làm và tất nhiên phải được sự cho phép của luật pháp thì tư nhân nên tham khảo ý kiến nhà mạng trước để nhà mạng hỗ trợ lắp đặt đúng kỹ thuật.

Thiết bị kích sóng không đơn giản như đầu thu tivi mà nhiều công ty quảng cáo, đầu thu tivi chỉ có tính một chiều, lắp đặt không đúng sẽ thu chất lượng hình xấu, còn thiết bị kích sóng có tính hai chiều - vừa thu sóng vừa phát sóng - nên nếu lắp đặt không đúng sẽ gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng liên lạc di động của rất nhiều người dùng khác trong một khu vực lớn”, đại diện một nhà mạng di động cảnh báo.

Nhiễu sóng di động như thế nào

Theo giải thích từ đại diện một nhà mạng, nhà ông A dùng thiết bị kích sóng, nhà ông B gần đó cũng bắt chước sử dụng, nhưng vì tần số kích sóng của hai thiết bị này khác nhau nên dẫn đến hậu quả cả khu vực trong phạm vi kích sóng của hai thiết bị đều bị nhiễu sóng. Điều này khiến người dùng trong khu vực đó rất khó sử dụng được dịch vụ nhà mạng.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar