29/06/2017 16:22 GMT+7

​Cảm biến vân tay mới của Qualcomm có thể hoạt động dưới nước 

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Hãng công nghệ Qualcomm vừa ra mắt công nghệ sinh trắc học vân tay thế hệ mới dành cho các thiết bị di động tại một sự kiện tại Thượng Hải.

Ảnh: Malarie Gokey/Digital Trends

Theo trang Infosecurity-magazine, các cảm biến vân tay siêu âm thế hệ mới Fingerprint Sensors của Qualcomm là phần nâng cấp quan trọng cho công nghệ cảm biến vân tay sóng siêu âm Snapdragon Sense ID trước đây của họ.

Các cảm biến này sẽ sớm được ứng dụng trên nhiều dạng thức thiết bị phần cứng, trong đó có màn hình, các loại thiết bị đa dạng bằng kính hay kim loại.

Công nghệ cảm biến vân tay dùng cho màn hình sẽ được sử dụng dưới các màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Những thiết bị đầu tiên sử dụng công nghệ này của Qualcomm dự kiến sẽ có mặt từ nửa đầu năm 2018.

Đáng chú ý là hệ thống quét siêu âm mới của Qualcomm có khả năng dò được nhịp tim cũng như mạch máu của người dùng.

Các cảm biến Fingerprint Sensors của Qualcomm còn có thể kích hoạt ngay cả khi màn hình thiết bị đã tắt. Công nghệ mới của hãng công nghệ Mỹ này còn có thể hoạt động dưới nước.

Hệ thống cảm biến sinh trắc học mới sẽ hoạt động tương tích với các chip Snapdragon 630 và 660 hiện tại của Qualcomm, và cũng sẽ tương thích với các chip Snapdragon 200, 400, 600 và 800 trong tương lai.

Qualcomm cũng có kế hoạch mở rộng công nghệ mới với các chip không phải Snapdragon.

ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar