16/05/2017 11:15 GMT+7

Bitcoin tăng giá nhờ WannaCry?

TÙNG LÂM
TÙNG LÂM

TTO - Mã độc WannaCry đang reo rắc nỗi sợ và lần này các hacker mũ đen sử dụng bitcoin làm công cụ đòi tiền chuộc, so với các hình thức chuyển khoản chợ đen hay dùng trước đây, vì thế Bitcoin đang lên giá.

Rủi ro từ mã độc tống tiền

Điểm nguy hại nhất của các mã độc tống tiền, đó là dù người dùng có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của nó, nhưng nếu không có “mã khóa” để giải mã dữ liệu, thì số dữ liệu đó không có cách nào khôi phục được.

Các cơ chế mã hóa hiện đại ngày nay sử dụng mã khóa có độ dài 128 bit đến 256 bit. Các dãy mã số này là một tổ hợp lớn bất quy tắc có đến hàng tỷ khả năng, vì thế, và chỉ có 1 phương án duy nhất là thử sai, máy tính sẽ thử tất cả các giá trị trong tổ hợp cho đến khi tìm ra giá trị đúng. 

Với người dùng hiện đại, khi phương tiện lưu trữ ngày càng mở rộng và rẻ hơn, 1 người dùng cá nhân có thể có hàng terabyte dữ liệu, và các tổ chức thậm chí lên đến hàng ngàn terabyte thì việc thử sai để giải mã là hoàn toàn bất khả thi với sức mạnh của máy vi tính cá nhân.

Phương án có khả năng khả thi nhất, đó chính là tìm ra lỗ hổng hoặc backdoor trong cơ chế mã hóa của WannaCry và khai thác vào đó để phá dãy mã hóa, nhưng tính khả thi của phương án này rất thấp.

Thế giới đã chứng kiến sự việc này qua vụ việc Apple không đồng ý giải mã chiếc iPhone theo yêu cầu của FBI, và với sức mạnh công nghệ của FBI lẫn các cơ quan tình báo Mỹ cũng bất lực trong việc giải mã.

Cách duy nhất người dùng có thể áp dụng lúc này là cập nhật lên bản Windows mới nhất đã được Microsoft vá lố hổng gây lên sự lây lan mạnh mẽ của WannaCry, và đây cũng là bài học cho thấy giá trị của phần mềm bản quyền, khi mà vấn nạn phần mềm crack ở Việt Nam đang làm đau đầu cơ quan chức năng. 

Ngoài ra, việc tránh click vào các đường link không rõ nguồn gốc và tải các ứng dụng trên các trang mạng chưa được kiểm tra rõ ràng, không kết nối vào các mạng LAN và Wifi kém an toàn cũng là một biện pháp giúp người dùng tránh khỏi những rủi ro bị lây lan mã độc WannaCry nói riêng và các mã độc khác nói chung.

Người dùng Linux và Mac cũng như các thiết bị di động, rất may mắn là chưa chịu sự ảnh hưởng của mã độc này. 

Bitcoin tăng giá khi hacker dùng nó để nhận tiền chuộc

Giá trị quy đổi của đồng tiền ảo Bitcoin, đã có sự tăng giá chóng mặt trong vòng 1 tháng nay, từ mức dao động khoảng 1.200 USD ngày 16-4-2017, đến 15-5-2017 đã lên đến cao nhất là 1.800 USD cho một đồng bitcoin. 

Sự liên quan giữa ransomware và giá đồng tiền Bitcoin, thực tế vẫn là vấn đề gây tranh cãi và sự liên kết giữa chúng, quả thực vẫn còn rất mơ hồ. Nhưng không thể bỏ qua yếu tố bùng phát của ransomware, dẫn đến việc nhu cầu về đồng tiền ảo này tăng mạnh, trong khi nguồn cung rất khó có sự bùng nổ nào, khiến cho giá bị đẩy lên cao chóng mặt.

Với mức đỉnh điểm 1.800 USD, giá 1 đồng bitcoin đã có giá trị hơn 1 ounce vàng trên thị trường quốc tế.

Với WannaCry, gần như là lần đầu tiên có một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền trên quy mô lớn sử dụng bitcoin làm công cụ thanh toán.

Khác với trước đây, các mã độc dạng ransomware thường dùng các phương pháp thanh toán chợ đen khác để đòi tiền chuộc. Phổ biến mất là dùng các “tài khoản ma”, nghĩa là tài khoản ngân hàng bị hacker chiếm quyền sử dụng mà chủ nhân đã bỏ lại không sử dụng, nhưng chưa xin ngân hàng ngừng cung cấp dịch vụ, hoặc tài khoản được tạo bằng ID Card giả.

Ngoài ra, còn có cách sử dụng các cổng thanh toán trực tuyến ở nước ngoài hoặc chuyên dành cho hoạt động chợ đen.

Những cách này đều có một điểm yếu là rất dễ truy vết. Cơ quan an ninh mạng có thể lần sau các dấu vết và tìm ra được người đứng sau. Nhưng với bitcoin thì việc này là một việc khó hơn rất nhiều.

Cơ chế giao dịch của Bitcoin là sử dụng blockchain, các giao dịch và giá trị bitcoin được xác nhận trên 1 hệ thống gồm nhiều máy tính tham gia mạng bitcoin, không hề có 1 server cố định, cũng không hề có một cơ quan chủ quản nào cho bitcoin.

Ngoài ra, bitcoin còn có một cơ chế cho phép dễ dàng biến các đồng bitcoin bẩn thành bitcoin sạch không hề có dấu vết truy cập nào một cách dễ dàng.

Nói về tính thanh khoản của đồng tiền này, hiện tại giao dịch chợ đen của giới hacker trên mạng hầu hết sử dụng bitcoin. Rất nhiều quốc gia đã chấp nhận việc thanh toán bằng đồng tiền này, cũng như việc quy đổi bitcoin ra tiền mặt cũng rất dễ dàng thông qua các sàn giao dịch bitcoin.

Người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản là có thể giao dịch, chuyển đổi bitcoin ra tiền mặt, rút về tài khoản rất đơn giản mà không hề trải qua nhiều bước xác minh.

Ngược lại với hệ thống ngân hàng, nhất là hệ thống ngân hàng ở các quốc gia phát triển, khi giao dịch tiền tệ số lượng lớn đều cần xác minh về nguồn gốc nhằm ngăn chặn nạn rửa tiền.

TÙNG LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar