28/11/2016 12:01 GMT+7

Bệnh viện ứng dụng công nghệ, dân bớt chờ đợi 

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Chỉ qua tin nhắn người bệnh biết giờ đến khám bệnh, khoa phòng khám bệnh, thậm chí còn biết phòng khám bệnh đang khám đến số thứ tự thứ bao nhiêu. Bệnh viện làm gì để dân “khỏe re”như vậy? 

Người dân tìm hiểu thông tin về đăng ký số thứ tự khám bệnh bằng tin nhắn qua đầu số 19001000, với chi phí 1.000 đồng/SMS tại Bệnh viện Ung bướu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Duyên Phan

Tại TP.HCM, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện Q.Gò Vấp đã triển khai dịch vụ người bệnh chỉ cần ngồi ở nhà hoặc bất kỳ nơi nào đều có thể gửi tin nhắn để lấy số thứ tự khám bệnh.

Sáng 18-11, bà Hồ Thị Ánh Nguyệt, 62 tuổi, ở Lâm Đồng, tỏ ra rất vui khi sử dụng dịch vụ “khám bệnh thông minh” tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Ngồi ở nhà, lấy số thứ tự

Bà Nguyệt kể khoảng 8g bà nhắn tin lấy số thứ tự thì ngay lập tức bà nhận được tin nhắn báo bà nhận số thứ tự thứ 20 và 9g sẽ được khám. Bà cho biết hai tháng trước bà đến bệnh viện khám bệnh mới biết có dịch vụ này. Hôm nay, gần đến giờ được hẹn khám, bà đã có mặt tại bệnh viện và chỉ trong ít phút đã được gọi vào khám. Khi tham gia dịch vụ này bà chỉ phải trả 1.000 đồng cho tin nhắn lấy số thứ tự chứ không mất thêm một khoản phí nào khác.

Theo bà Nguyệt, dịch vụ này quá tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thời gian cho người bệnh. Xưa nay bệnh viện này luôn quá tải, nhớ lại những lần khám trước, bà thường đón xe từ 12g đêm và đến bệnh viện lúc 7g.

Bà bắt số và ngồi đợi mãi mới được kêu tên, lấy số thứ tự, sau đó tiếp tục chờ vì chưa biết đến khi nào mới được khám. Nay khi bệnh viện đã triển khai dịch vụ “khám bệnh thông minh”,  ở bất kỳ đâu bà cũng đăng ký khám bệnh được, không phải sốt ruột vì chờ lâu như những lần khám trước đó.

“Sở Y tế TP.HCM kêu gọi các bệnh viện phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để rút ngắn thời gian cho người bệnh. Hiện nay nhiều bệnh viện đang đổi mới bằng nhiều cách thức khác nhau để phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn"
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM)

Theo bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bệnh viện đã triển khai thực hiện hệ thống lấy số thứ tự khám bệnh bằng tin nhắn qua tổng đài 19001000 (còn gọi là dịch vụ khám bệnh thông minh) từ đầu tháng 10-2016. Sau một tháng triển khai, bệnh viện đã thực hiện khảo sát về sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ.

Trong 1.263 người đăng ký khám bệnh qua tin nhắn, có đến 96% người hài lòng vì dịch vụ này đã giúp người bệnh chủ động được thời gian đến bệnh viện khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi tại bệnh viện, tránh tập trung tại khu khám bệnh - điều này cũng rất quan trọng với một bệnh viện luôn quá tải như Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Hiện mỗi ngày khoa khám bệnh Bệnh viện Ung bướu tiếp nhận 1.700-1.800 người đến khám, trong đó 75% người đến từ các tỉnh thành khác. Phần lớn người bệnh đến khám từ rất sớm nhưng phải chờ đợi lâu mới khám được.

Theo bác sĩ Bảo Tuấn, trước đây khi bệnh viện chưa triển khai dịch vụ này, một số đối tượng "cò" đã lợi dụng lấy số thứ tự, sau đó “bán lại” cho người bệnh với giá 200.000 - 300.000 đồng/số. Nay có phần mềm “khám chữa bệnh thông minh”, người bệnh khám theo BHYT, khám thường, khám dịch vụ đều có thể sử dụng dịch vụ này.

Hiện nay, người bệnh chỉ được đăng ký khám từ 0g - 16g trong ngày. Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục cải tiến để đem lại sự hài lòng cho người bệnh vì có nhiều người bệnh còn muốn đăng ký khám chữa bệnh trước một ngày.

Lợi cho người bệnh, bác sĩ

Ông Phạm Hữu Quốc, giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho biết Bệnh viện Q.Gò Vấp cũng triển khai mô hình “khám bệnh thông minh” khoảng một năm nay. So với dịch vụ đăng ký 1080, người bệnh đăng ký qua dịch vụ “khám bệnh thông minh” thuận tiện hơn rất nhiều.

Khi người bệnh nhắn tin lấy số thứ tự, thông tin này sẽ được nhập ngay vào hệ thống phần mềm của bệnh viện chứ không phải qua một khâu trung gian như tổng đài 1080. Chính vì vậy, khi nhắn tin đến dịch vụ “khám bệnh thông minh”, người bệnh sẽ nhận được tin nhắn trả lời ngay như bạn nhận số thứ tự bao nhiêu, mấy giờ đến khám, hiện phòng khám đang khám đến số thứ tự nào.

 Theo ông Quốc, khi nhiều người bệnh tham gia mô hình khám bệnh này sẽ giúp rất nhiều cho người bệnh và nhân viên y tế. Với người bệnh, không phải tập trung ở bệnh viện sẽ tránh được nguy cơ bị lây chéo bệnh. Người bệnh làm chủ được thời gian đi khám bệnh, không phải chờ đợi, chen lấn. 

Khi người bệnh không tập trung đông tại bệnh viện, bác sĩ có thể ước lượng được số người khám trong ngày. Những điều này sẽ làm cho bác sĩ luôn có tinh thần thoải mái. Chưa kể, khi người bệnh chọn mô hình khám bệnh này, công tác quản lý của bệnh viện cũng được nâng lên vì những lần khám bệnh tiếp theo, bệnh viện có đầy đủ thông tin của người bệnh về những lần khám bệnh trước đó.     

Cách đăng ký khám

Người bệnh nhắn tin theo cú pháp đã được quy định sẵn sẽ nhận được tin nhắn trong đó có ghi số thứ tự, giờ khám. Ngoài ra, người bệnh có thể nhắn tin hỏi tổng đài hiện giờ phòng khám đang khám cho bệnh nhân có số thứ tự bao nhiêu và còn có dịch vụ nhắc gần đến giờ khám.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar