03/11/2024 10:09 GMT+7

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM

Xóm đường tàu chạy dọc và giao với các đường như Trần Khắc Chân, Nguyễn Trọng Tuyển, Nguyễn Kiệm…, ngoài những lúc tàu chạy qua thì đó là một thế giới yên bình giữa lòng thành thị náo nhiệt.

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 1.

Nhân viên đường sắt giơ cờ báo hiệu cho đoàn tàu đi qua ở gác chắn. Hàng rào hai bên đường sắt nay có nhiều cây xanh và hoa. Sau hai hàng rào đó là những xóm đường tàu - Ảnh: HUỲNH THỊ YẾN NHI

Tuyến đường sắt chạy qua địa phận TP.HCM dài khoảng 20km. Dọc theo hai bên đường sắt là những khu dân cư thường được gọi là xóm đường tàu, với các ngôi nhà nhỏ, hàng cây rợp bóng và những đêm giật mình thức giấc khi còi tàu vang bên ngoài đường ray.

Đường sắt được phân cách với các khu dân cư hai bên bằng hệ thống hàng rào. Gần đây hoa và cây xanh được trồng trên hệ thống hàng rào đó. Hai con đường nhỏ rộng khoảng 2m chạy dọc hai bên, phân cách giữa hàng rào và các khu dân cư đã tồn tại mấy chục năm.

Đường đi trong xóm đường tàu chỉ vừa lọt 2 xe, song người dân ở đây khẳng định rất hiếm khi kẹt xe. Nhiều người dân bán buôn trong xóm luôn dặn khách của mình nếu thấy xe lớn qua thì nói họ đem bàn vào, xe qua rồi ngồi tiếp. 

Hay đang chạy xe gặp chiếc đối diện chạy tới họ đều nhường nhau qua. Cảnh chen chúc, bóp kèn inh ỏi rất hiếm khi xuất hiện trong xóm đường tàu bình dị này. 

Nhìn xóm đường tàu chật hẹp với các ngôi nhà nhỏ vậy thôi chứ trong này chẳng thiếu thứ gì. Tiệm làm tóc, nhà may, quán ăn hay cả chỗ sửa xe cũng có đủ. Điểm chung là họ chỉ nhận lượng khách nhất định vì không có chỗ ngồi hoặc gửi xe.

Bà Phan Thị Kim Lan (75 tuổi, ngụ phường 9, quận Phú Nhuận), người có thâm niên sống ở xóm đường tàu bằng số tuổi của mình, cho biết ở xóm đường tàu người ta quý mến nhau vì họ đã sống hàng chục năm, qua vài thế hệ nên tình làng nghĩa xóm rất sâu đậm. 

Trong hai ngày 1 và 2-11, hơn 150 sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tham gia 3 buổi thực hành chụp ảnh nhanh ở khu vực quanh xóm đường tàu.

Đây là một trong những buổi "vừa học nghề vừa được làm nghề" của các sinh viên năm 2 khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành trong chương trình hợp tác đào tạo một số học phần chính quy giữa Trường đại học Nguyễn Tất Thành với báo Tuổi Trẻ.

Các sinh viên tham gia khóa học tại báo Tuổi Trẻ được đào tạo thực hành môn học, trực tiếp được đội ngũ giảng viên là các nhà báo nhiều năm kinh nghiệm của báo hướng dẫn. Đây là khóa thứ hai của chương trình đào tạo, bắt đầu từ tháng 10 đến 12-2024.

Dưới đây là những hình ảnh về đời sống bình dị của xóm đường tàu do các sinh viên ghi nhận được trong 3 buổi thực tế tác nghiệp ngày 1 và 2-11:

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 2.

Buổi sáng thường nhật và thói quen đọc báo của người dân xóm đường tàu quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: VÕ LÊ TƯỜNG VI

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 3.

Bà Loan đang hái khế trước nhà tại xóm đường tàu, đường Chiến Thắng, quận Phú Nhuận. Gia đình bà đã sống ở đây hơn 70 năm. Cây khế được trồng ven hàng rào xe lửa, tỏa bóng mát và trĩu quả - Ảnh: THANH THOẢNG

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 4.

Những trái khế vợ chồng ông Trường, bà Loan thu hoạch vừa được bán cho khách, vừa là niềm vui tuổi già - Ảnh: HUỲNH THỊ TUYẾT LINH

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 4.

Cô Sương lần đầu làm đẹp tại tiệm tóc nhỏ ở xóm đường tàu - Ảnh: LÊ PHÚC HƯNG

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 5.

Hai anh em Tài và chị Vân Anh phát cơm từ thiện vào mùng 1 và 15 hằng tháng - ẢNH: KHÁNH DUY

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 6.

Tiệm sửa xe tại xóm đường tàu trên đường Chiến Thắng - Ảnh: VÕ TRẦN NGỌC TRÂM

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 7.

Người dân ăn sáng tại đường Đỗ Tấn Phong - Ảnh: THÁI ĐĂNG KHÁNH

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 8.

Bà Hòa (64 tuổi) thu gom phế liệu tại xóm đường tàu - ẢNH: NGÔ THỊ THANH NGÂN

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 10.

Dòng xe cộ đông đúc ở khu chợ Trần Khắc Chân gần xóm đường tàu - Ảnh: TRƯƠNG HOÀNG CÔNG CHÁNH

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 11.

Nụ cười tươi của chị bán hàng ở chợ Trần Khắc Chân - Ảnh: NGUYỄN QUÁCH PHƯƠNG THẢO

Nhịp sống bình dị ở xóm đường tàu giữa lòng TP.HCM - Ảnh 12.

Bà Hồ Thị Thơm, 59 tuổi, thợ may lành nghề 30 năm, vẫn cặm cụi mỗi ngày - Ảnh: PHẠM HỒNG YẾN NHI

Đường phố Sài Gòn - Những ký ức thân thương - Kỳ 3: Hun hút một thời đường nhỏ xóm ga

Những ngày đầu mới đến xóm ga Sài Gòn, tôi mất ngủ bởi tiếng còi tàu, tiếng bánh sắt nghiến trên thiết lộ. Nhưng rồi sớm quen, những thanh âm đó trở thành một phần nhịp sinh học của tôi...

 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar