27/08/2024 19:57 GMT+7

Nhiều quốc gia cho phép người lao động 'ngắt kết nối' sau giờ làm

Không chỉ Úc, nhiều quốc gia ở châu Âu cũng đã áp dụng điều luật cho phép nhân viên từ chối giải quyết các yêu cầu công việc sau giờ làm để bảo vệ quyền lợi người lao động.

Nhiều quốc gia cho phép người động “ngắt kết nối” sau giờ làm - Ảnh 1.

Nhiều quốc gia cho phép người lao động từ chối các yêu cầu công việc sau giờ làm - Ảnh: SRI LANKA MIRROR

Ngày 26-8, Úc đã trở thành quốc gia mới nhất cho phép người lao động có quyền từ chối trả lời email, tin nhắn, cuộc gọi ngoài giờ làm việc không hợp lý từ cấp trên.

Việc xác định lý do từ chối hợp lý hay không sẽ do Ủy ban Công bằng lao động (FWC) quyết định. Họ sẽ cân nhắc vai trò, hoàn cảnh cá nhân của nhân viên và cách thức cũng như lý do liên lạc từ phía công ty.

Ngoài Úc, đã có nhiều quốc gia châu Âu khác cũng cho phép người lao động từ chối yêu cầu làm việc ngoài giờ từ cấp trên nếu yêu cầu đó không phù hợp.

Pháp

Năm 2017, Pháp thông qua điều luật cho phép nhân viên có quyền từ chối trả lời email từ cấp trên ngoài giờ làm việc.

Các công ty có từ 50 nhân viên trở lên được yêu cầu phải đàm phán với đại diện người lao động, từ đó đưa ra quyết định khi nào công ty được liên lạc với nhân viên qua các phương tiện truyền thông điện tử.

Pháp được biết đến là một trong những quốc gia có thị trường lao động được quản lý chặt chẽ nhất, phần lớn đến từ quy định thời gian làm việc 35 giờ/tuần với người lao động.

Bỉ

Từ năm 2022, Bỉ đã cho phép nhân viên có quyền được từ chối trả lời các tin nhắn công việc sau giờ làm.

Ban đầu, quy định chỉ được áp dụng đối với các công chức nhà nước, nhưng sau đó nó được phổ biến rộng rãi và áp dụng cho cả nhân viên làm việc ở các cơ sở tư nhân với quy mô từ 20 người trở lên.

Bỉ cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Âu cho phép nhân viên có thể làm việc 4 ngày/tuần.

Bồ Đào Nha

Tháng 11-2021, Bồ Đào Nha ban hành một loạt các quy định mới nhằm cải thiện điều kiện làm việc, trong đó bao gồm quyền “được nghỉ ngơi” của người lao động.

Theo đó, cấp trên không được phép liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp.

Người lao động ở Bồ Đào Nha cũng có quyền được nghỉ ngơi ban đêm ít nhất 11 tiếng liên tục và không bị làm phiền trong khoảng thời gian này, ngoại trừ những tình huống đặc biệt nghiêm trọng.

Tây Ban Nha

Năm 2018, Tây Ban Nha đã thông qua điều luật “ngắt kết nối”, yêu cầu các công ty tôn trọng quyền của nhân viên, không liên lạc ngoài giờ làm việc đã thỏa thuận.

Chiến dịch toàn quốc do Viện An toàn và sức khỏe lao động quốc gia của Tây Ban Nha khởi xướng nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tuyển dụng trong việc tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong một môi trường lành mạnh hơn.

Chiến dịch là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Tây Ban Nha để tăng cường nhận thức và đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng tuân thủ quy định này.

Ireland

Ireland đã áp dụng một bộ quy tắc cho phép nhân viên không phải giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc sau giờ làm. Phía công ty cần tôn trọng quyền này bằng cách chỉ liên lạc, trao đổi với người lao động trong thời gian làm việc.

Bộ quy tắc này áp dụng cho tất cả các hình thức công việc, từ làm việc từ xa đến làm việc tại các địa điểm cố định.

Ý

Tại Ý, điều luật áp dụng cụ thể hơn đối với công việc từ xa.

Luật yêu cầu mọi thỏa thuận làm việc từ xa phải quy định rõ ràng các khoảng thời gian nghỉ ngơi và nêu rõ các biện pháp cần thiết để nhân viên có thể ngừng sử dụng các thiết bị liên quan đến công việc sau giờ làm.

Úc cho phép nhân viên từ chối email, cuộc gọi sau giờ làm việc

Úc vừa thông qua điều luật cho phép người lao động có quyền từ chối các cuộc gọi, email và tin nhắn ngoài giờ làm việc không hợp lý từ cấp trên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar