12/01/2022 10:51 GMT+7

Nhiều nhà khoa học lớn sẽ tham gia Tuần lễ khoa học VinFuture

MINH HUỲNH
MINH HUỲNH

Quỹ VinFuture vừa công bố lịch trình hoạt động của tuần lễ khoa học nằm trong chuỗi sự kiện lễ trao giải VinFuture lần thứ I diễn ra từ ngày 18 đến 21-1 tại Hà Nội.

Nhiều nhà khoa học lớn sẽ tham gia Tuần lễ khoa học VinFuture - Ảnh 1.

Ca sĩ John Legend - ngôi sao từng đoạt nhiều giải thưởng hàn lâm danh giá về âm nhạc - sẽ là khách mời tại lễ trao giải VinFuture - Ảnh: B.C.

Đại diện đơn vị này khẳng định Tuần lễ khoa học VinFuture là sự kiện quan trọng và quy mô của giới khoa học công nghệ toàn cầu.

"Đặc biệt lần đầu tiên các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới sẽ hội tụ tại Việt Nam để tham gia 4 hoạt động chính của Tuần lễ khoa học VinFuture như: giao lưu cùng hội đồng giải thưởng và hội đồng sơ khảo, tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống", lễ trao giải VinFuture lần thứ nhất và giao lưu cùng chủ nhân giải thưởng VinFuture" - vị này nhấn mạnh.

Chương trình giao lưu cùng hội đồng giải thưởng và hội đồng sơ khảo diễn ra vào sáng 18-1. Tại đây, chủ tịch hội đồng giải thưởng VinFuture là giáo sư Sir Richard Henry Friend - Đại học Cambridge (Anh), người đoạt giải Millennium Technology vật lý năm 2010; giáo sư Gérard Mourou - Đại học École Polytechnique (Pháp), người đoạt giải Nobel vật lý năm 2018 - cùng nhiều nhà khoa học thuộc hội đồng giải thưởng và hội đồng sơ khảo VinFuture sẽ chia sẻ về niềm đam mê, những thành tựu và hy sinh của người làm khoa học.

Tiếp theo là tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống", diễn ra vào 19-1, với sự tham gia của giáo sư Richard Henry Friend, giáo sư Gérard Mourou, giáo sư Antonio Facchetti, giáo sư Konstantin (Kostya) S. Novoselov, giáo sư Jennifer Tour Chayes cùng lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và truyền thông và các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân đến từ những tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.

Sự kiện còn có sự tham dự của các nhà khoa học đã đóng góp to lớn cho nhân loại trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 toàn cầu như nhà khoa học Katalin Kariko, giáo sư miễn dịch học Drew Weissman, giáo sư Pieter R. Cullis - những người đứng sau công nghệ mRNA điều chế vắc xin COVID-19 (công nghệ gốc của vắc xin Pfizer, Moderna), giáo sư Quarraisha Abdool Karim và Salim Abdool Karim - những nhà dịch tễ học với những đóng góp to lớn cho công cuộc chống lại căn bệnh thế kỷ HIV và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Lễ trao giải thưởng VinFuture được tổ chức vào tối 20-1 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phần biểu diễn nghệ thuật tại lễ trao giải có sự tham gia của hai ngôi sao nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng hàn lâm danh giá về âm nhạc là nghệ sĩ John Legend và nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.

Lễ trao giải sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam và livestream ra thế giới thông qua các kênh truyền thông quốc tế chuyên về khoa học công nghệ.

Giáo sư Đại học Cambridge: Sứ mệnh phá bỏ rào cản và truyền cảm hứng từ Giải thưởng VinFuture

The Independent - tờ báo uy tín hàng đầu của Anh vừa đăng tải nguyên văn bài viết của Sir Richard Friend, Giáo sư Vật lý, Trường đại học Cambridge (Anh) thể hiện góc nhìn về đổi mới trong khoa học và công nghệ.

MINH HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc-xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng "VAIDS" - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc-xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar