21/05/2024 22:39 GMT+7

Nhiễu động không khí là gì, có thể tránh khi đi máy bay?

Một sự cố hàng không do nhiễu động không khí vừa xảy ra hôm 21-5 khiến một hành khách hãng Singapore Airlines thiệt mạng.

Một chiếc máy bay bay trong vùng nhiễu động không khí - Ảnh: QUORA

Một chiếc máy bay bay trong vùng nhiễu động không khí - Ảnh: QUORA

Theo tạp chí Flying Magazine chuyên viết về lĩnh vực máy bay và hàng không, nhiễu động không khí hay nhiễu loạn không khí là hiện tượng không khí di chuyển không đồng đều và bất thường, có thể gây ra rung lắc cho máy bay khi đang bay.

Có nhiều loại nhiễu động không khí, bao gồm nhiễu động cơ học - xảy ra khi không khí gặp các vật cản trên mặt đất như núi hoặc tòa nhà, nhiễu động nhiệt - do sự chênh lệch nhiệt độ gây ra, nhiễu động đường bay - do không khí bị xáo trộn sau khi máy bay đi qua, và nhiễu động do luồng không khí lạnh và nóng va chạm…

Theo Britannica, các nguyên nhân chính gây ra nhiễu động không khí bao gồm sự thay đổi hướng và tốc độ của gió, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các khối không khí, và các địa hình như núi non hoặc tòa nhà cao tầng.

Đặc biệt còn có hiện tượng gọi là nhiễu động trời trong, xảy ra trong điều kiện trời quang đãng, không mây, thường liên quan đến sự gặp gỡ giữa các dòng khí lưu ở độ cao khiến máy bay bị xóc nảy mạnh mà không có dấu hiệu trước từ mây hay thời tiết xấu.

Theo Flightright UK, về mặt ảnh hưởng, nhiễu động không khí có thể gây ra các thay đổi đột ngột về độ cao và thái độ bay của máy bay từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây hư hại cấu trúc máy bay trong trường hợp nặng nhất.

Hiện nay hầu hết máy bay được thiết kế để chịu được lực tác động trong nhiều tình huống nhiễu động, tuy nhiên các tình huống nhiễu động mạnh có thể khiến hành khách không thắt dây an toàn có nguy cơ bị thương.

Trước đây, đã có nhiều vụ tai nạn và sự cố liên quan đến nhiễu động không khí với hàng không. Vụ việc mới nhất đang thu hút sự chú ý của dư luận là với máy bay của Singapore Airlines phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) do nhiễu động, khiến một người chết, 30 người bị thương.

Năm 1966, chuyến bay 911 của Hãng hàng không BOAC (Anh) gặp phải nhiễu động không khí nghiêm trọng gần núi Phú Sĩ ở Nhật Bản dẫn đến sự cố máy bay bị phá hủy khiến tất cả những người trên khoang thiệt mạng. Tổng cộng trên chuyến bay có 113 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn.

Năm 1997, một người đã tử vong và 18 người bị thương nặng trên chuyến bay 826 của Hãng hàng không United Airlines do nhiễu động không khí khi bay từ Tokyo đến Hawaii. Khi đang ở trên cao khoảng 9.400m, máy bay bất ngờ lao xuống độ cao chỉ khoảng 30m.

Minh họa khi máy bay bay vào vùng nhiễu động không khí - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Minh họa khi máy bay bay vào vùng nhiễu động không khí - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Thắt dây an toàn giảm thương vong khi nhiễu động không khí

Theo Flying Magazine, nhiều máy bay hiện đại được trang bị radar thời tiết và các công nghệ dự báo nâng cao giúp dò tìm nhiễu động không khí. Tuy nhiên một số loại nhiễu động như nhiễu động trời trong (clear-air turbulence) không thể dễ dàng phát hiện qua radar vì chúng không liên quan đến mây.

Do vậy, các phi công được đào tạo bài bản về cách xử lý nhiễu động, bao gồm việc giữ bình tĩnh, điều chỉnh tốc độ bay và độ cao phù hợp để đảm bảo an toàn, giúp có thể nhanh chóng và hiệu quả đưa máy bay ra khỏi vùng nhiễu động.

Với hành khách khi đi máy bay, nên nhớ thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay, nhất là khi dự báo có thể xảy ra nhiễu động. Chỉ một thao tác nhỏ này cũng giúp giảm thiểu rủi ro chấn thương do bị hất văng hoặc va đập trong cabin khi có nhiễu động.

Ngày càng nhiều máy bay bị nhiễu loạn không khí, vì sao?

Nghiên cứu cho thấy hiện tượng máy bay gặp nhiễu loạn không khí đang gia tăng. Đã có một số sự cố nghiêm trọng do nhiễu loạn không khí trong những năm gần đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar