10/08/2013 08:01 GMT+7

Nhiều lỗ hổng trong quản lý đường thủy

DUY THANH ghi
DUY THANH ghi

TT - Ngày 9-8, bên lề hội nghị sơ kết ba năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông vì sự bình yên sông nước” tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), ông NGUYỄN HOÀNG HIỆP - phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết:

- Vụ tai nạn chìm canô ở Cần Giờ (TP.HCM) thì Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - đã chỉ đạo khởi tố vụ án, điều tra nhanh chóng và xử lý nghiêm. Theo tôi, nguyên nhân vụ việc cũng rõ rồi. Đây là canô công vụ, không được phép chở khách nhưng vẫn lấy đi chở khách là cái sai đầu tiên. Cái sai thứ hai là canô công vụ chở tối đa 10 người thì những người sử dụng lại chở đến 30 người. Thứ ba là canô này không có giấy xuất bến, nghĩa là đi “chui”, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.

Phóng to
Canô bị chìm tại Cần Giờ tối 2-8 làm chín người thiệt mạng được trục vớt và đưa lên bờ chiều 4-8. Nhìn canô này, không ai tin chở đến 30 người -Ảnh: ĐÔNG HÀ
Phóng to
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Ảnh: DUY THANH

"Tôi cho là phải xây dựng ngay các quy định và quy phạm, làm sao để khi có bất cứ việc gì xảy ra với phương tiện thủy thì phải có đơn vị nào, ai đó chịu trách nhiệm, khi ấy mới nói được những chuyện khác"

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp

* Ông nhận xét thế nào về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý phương tiện vận tải khách đường thủy qua vụ chìm canô này?

- Trước hết, trong vụ này, người tham gia giao thông chưa có ý thức tự bảo vệ mình khi phương tiện nhỏ chỉ chở được 10 người nhưng 30 người lại chấp nhận leo lên đi. Điều này cho thấy cuộc vận động “Văn hóa giao thông vì sự bình yên sông nước” mà hôm nay tổ chức sơ kết ba năm chưa đạt kết quả cao trong việc tuyên truyền đến người dân.

Thứ hai, về quản lý nhà nước, đây là một tàu của bộ đội biên phòng, đang trong quá trình sửa chữa nhưng lại đem cho mượn chở khách. Cần làm rõ trách nhiệm từng cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến vụ việc này.

Thứ ba là trách nhiệm trong công tác phối hợp các lực lượng trong tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi tai nạn xảy ra.

* Một vấn đề đáng quan tâm là hầu như hành khách khi đi các phương tiện thủy không biết sẽ gọi đến địa chỉ nào để được cứu nạn sớm nhất?

- Cái này rất quan trọng và là một kỹ năng tối thiểu mà người tham gia giao thông đường thủy phải biết, chứ không chỉ là chuyện của lái tàu thuyền. Thật ra, trước nay chúng ta có cung cấp số đường dây nóng cứu hộ cứu nạn, nhưng tuyên truyền và thông tin đến người tham gia giao thông đường thủy chưa nhiều. Sắp tới, ngoài thông báo đường dây nóng cứu hộ cứu nạn trên phương tiện, chúng tôi sẽ đưa số điện thoại này lên các biển báo ở các bến tàu, bến đò và cả các biển báo trên các tuyến đường thủy.

* Khi xảy ra tai nạn, có nhiều lực lượng tham gia cứu nạn cứu hộ, kể cả nhân dân nhưng lại không có tổng chỉ huy để điều phối, khiến công tác này vừa chậm vừa thiếu hiệu quả...

- Luật quy định là trong các vụ tai nạn trên sông, biển thì các trung tâm cứu hộ cứu nạn là tổng chỉ huy. Nhưng đáng tiếc là ở vụ tai nạn tại Cần Giờ, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khu vực 2 lại nhận tin báo quá chậm, rồi lại mất thời gian đi xác minh nữa nên cuối cùng là trễ. Việc thông tin cho các tàu thuyền ở khu vực gần nơi bị nạn cũng chưa được làm tốt. Nếu thông báo ngay cho người dân địa phương gần nơi tai nạn thì bà con dùng phương tiện của họ, quen luồng quen lạch, họ cứu nạn nhanh hơn, hậu quả chắc không nặng nề như vừa rồi.

Không vỗ tay

Báo cáo tại hội nghị sơ kết ba năm cuộc vận động “Văn hóa giao thông vì sự bình yên sông nước”, thiếu tướng Phan Quốc Cương - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) - nói: “Liên tiếp trong các năm từ 2011 đến tháng 7-2013, tai nạn giao thông đường thủy trên cả nước giảm cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương, năm sau giảm sâu hơn năm trước, không có tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người. Lẽ ra hội nghị chúng ta có thể cho một tràng pháo tay nồng nhiệt để mừng kết quả rất ấn tượng ấy, nhưng vụ tai nạn chìm canô thảm khốc ở Cần Giờ là một điều rất đau đớn, rất cần phải chia sẻ và rút kinh nghiệm sâu sắc”.

* Hiện dư luận đặc biệt quan tâm đến việc hàng loạt tàu cánh ngầm, tàu cao tốc chở khách đã đến tuổi “cụ” nhưng vẫn hoạt động. Việc quản lý đảm bảo an toàn cho những phương tiện này thế nào, thưa ông?

- Theo thống kê, cả nước có trên 1.000 tàu cao tốc chở khách trên sông và trên biển, trong đó có những tuyến lớn như TP.HCM - Vũng Tàu, Hải Phòng - Cát Bà... Tuổi bình quân tàu cao tốc VN khá cao, có hai phương tiện tuổi trên 30 năm, hơn 20 phương tiện tuổi quá 25 năm, còn lại từ 20 năm trở xuống. Nhưng bất cập là trong các quy định hiện hành ở VN chưa có quy định nào về tuổi, niên hạn sử dụng tàu cao tốc. Chúng ta cần sớm có quy định về niên hạn sử dụng cho tàu chở khách cao tốc đường thủy.

Vấn đề thứ hai là có nên hạn chế tốc độ tàu cao tốc trên sông không, đường thủy nội địa tàu được chạy bao nhiêu? Bây giờ ta chưa có quy định nào. Ngoài ra, phải rà soát các quy định về điều kiện an toàn phương tiện thủy và phương tiện an toàn cho hành khách đi tàu cao tốc. Tàu cao tốc chỉ có một cửa thoát hiểm, rất nhỏ, bước ra bước vô từng người đã khó, khi tai nạn chắc chắn là thảm khốc. Vậy thì quy định sóng gió cấp bao nhiêu thì tàu được đi? Khi chạy thì khoảng cách ra sao để đảm bảo cho các phương tiện cùng tham gia giao thông trên tuyến?

Thứ ba, chúng ta nói nhiều về an toàn phương tiện nhưng lại thiếu quan tâm đến an toàn hạ tầng giao thông đường thủy, chưa có quy định nào về việc này cả. Do đó, phải xây dựng hạ tầng đường thủy an toàn, quy định rõ tuyến nào tàu thuyền được hoạt động, tuyến nào dứt khoát không được hoạt động. Chúng ta cũng đang thiếu rất nhiều biển cảnh báo luồng lạch nguy hiểm trên các đường thủy nội địa, việc này phải triển khai gấp, đặc biệt là những nơi rất nguy hiểm như chỗ canô bị chìm ở Cần Giờ.

Nói chung là trước giờ chúng ta vẫn còn rất nhiều lỗ hổng trong quản lý tàu cao tốc đường thủy. Do vậy, ngày 10-8 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công sẽ chủ trì cuộc làm việc khẩn với các địa phương và cơ quan liên quan đến hoạt động của tàu cao tốc đường thủy để rà soát những tồn tại, bất cập và đề xuất phương án giải quyết.

___________

Tin bài liên quan:

DUY THANH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar