08/06/2021 20:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiều hãng dược Nga chuộng vắc xin Sputnik Light vì khó làm Sputnik V

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Một số hãng dược Nga cho biết sẽ chỉ sản xuất vắc xin Sputnik Light vào thời điểm hiện tại, do sản xuất vắc xin Sputnik V phức tạp hơn nhiều. Sputnik Light nhắm tới thị trường nước ngoài và chỉ cần tiêm 1 liều.

Nhiều hãng dược Nga chuộng vắc xin Sputnik Light vì khó làm Sputnik V - Ảnh 1.

Vắc xin Sputnik Light của Nga chủ yếu nhắm tới thị trường nước ngoài - Ảnh chụp màn hình

Được phát triển bởi Viện Gamaleya, Sputnik Light được cấp phép từ tháng 5 rồi và đang được Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) tích cực quảng bá trên thế giới.

Theo RDIF, Sputnik Light cho hiệu quả chống lại COVID-19 đến 79,4% và có giá chưa tới 10 USD. Với hiệu quả và giá tiền như vậy, Sputnik Light được dự báo sẽ "đắt khách", cạnh tranh với các loại vắc xin hai liều khác sử dụng công nghệ vector virus.

Trao đổi với Hãng tin Reuters, ông Vikram Punia, chủ tịch Hãng dược Pharmasyntez, cho biết công ty của ông đang chuẩn bị khai trương dây chuyền sản xuất Sputnik Light mới. Theo ông Punia, lô Sputnik Light đầu tiên của Pharmasyntez đã vượt qua các bài kiểm tra và giám sát chất lượng của nhà phát triển.

Pharmasyntez có kế hoạch sản xuất 1 triệu liều Sputnik Light mỗi tuần vào cuối quý 3 hoặc đầu quý 4 năm nay. Dây chuyền của hãng có thể đạt công suất tối đa 6-8 triệu liều mỗi tháng để đáp ứng nhu cầu từ Trung Đông, Mỹ Latin và một số khu vực ở châu Á.

Hiện tại chỉ mới có Hãng dược BioIntegrator được cấp phép sản xuất vắc xin Sputnik Light. Ông Andrei Ivaschenko, đồng sở hữu BioIntegrator, cho biết Sputnik Light do hãng này sản xuất chủ yếu để phục vụ xuất khẩu.

Theo thỏa thuận với RDIF, BioIntegrator cũng sẽ sản xuất vắc xin Sputnik V và đang thu xếp cho việc này. "Sản xuất loại vắc xin này phải cần tới 2 nhà máy riêng biệt, mỗi nhà máy có đội ngũ nhân viên riêng và không giao nhau", ông Ivaschenko nêu khó khăn khi sản xuất Sputnik V.

Reuters nhận định khó khăn của BioIntegrator cũng là khó khăn của một số nhà sản xuất vắc xin Sputnik V khác.

Loại vắc xin này cần phải tiêm 2 mũi và mũi thứ nhất hoàn toàn khác mũi thứ hai về thành phần. Điều này đòi hỏi phải có 2 dây chuyền sản xuất riêng biệt, khiến các hãng dược tốn nhiều nhân lực và thiết bị hơn so với Sputnik Light.

Sputnik Light có thể bảo quản trong 6 tháng trong tủ chứa -18 độ C, hoặc 30 ngày nếu để ở dạng lỏng trong nhiệt độ 2-8 độ C, theo nhà chức trách Nga.

Nga sốt ruột vì WHO chưa phê chuẩn vắc xin Sputnik V

TTO - Dù là vắc xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới, Sputnik V vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Trong khi các loại vắc xin khác do Trung Quốc, Mỹ và Anh sản xuất 'đi sau' lại 'về trước'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar