20/05/2025 18:02 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhật Bản - Ảnh 2.

Ông Tạ Đức Minh chia sẻ các thông tin về thương mại giữa hai thị trường - Ảnh: HỮU HẠNH

Chiều 20-5, trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ, ông Tạ Đức Minh - tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản - đã chia sẻ nhiều thông tin đáng chú ý về xu hướng thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản.

"Năm nay chúng tôi kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh hơn xuất khẩu quả vải sang Nhật. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật đã liên hệ với thương vụ và háo hức chào đón đơn hàng. Họ hỏi thông tin như vải chín đến độ nào, khi nào có thể đưa sang.

Chúng tôi sẽ cố gắng phối hợp với các bên để giới thiệu sớm", ông Tạ Đức Minh chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Nhiều tín hiệu tích cực

Theo ông Minh, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu quan trọng nhưng cũng đầy thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng ổn định mà còn phải linh hoạt thay đổi mẫu mã, bao bì theo thị hiếu người tiêu dùng.

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm tháng đầu năm 2025, nhờ nền tảng quan hệ chính trị ổn định và niềm tin giữa hai quốc gia, đặc biệt là tình cảm nhân dân hai nước.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản như nông sản, thủy sản, lâm sản và đồ gỗ đều ghi nhận kết quả tích cực trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên theo ông Minh, mỗi nhóm hàng lại có những đặc điểm khác nhau, ảnh hưởng đến tính ổn định trong xuất khẩu.

"Đồ gỗ thường sản xuất theo đơn đặt hàng, có tiêu chuẩn kích thước cụ thể và ít biến động. Trong khi đó nông - thủy sản lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ và thời tiết", ông Minh phân tích.

Ông dẫn chứng trường hợp quả vải, mặt hàng nông sản được ưa chuộng tại Nhật Bản, năm ngoái gặp khó khăn do sản lượng thấp và giá cao, khiến lượng xuất khẩu bị hạn chế và giảm sức cạnh tranh.

Tuy nhiên ông bày tỏ kỳ vọng năm nay tình hình sẽ khả quan hơn, khi hiện nay đã có nhiều tín hiệu tích cực từ phía cầu với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chủ động liên hệ với thương vụ để trao đổi thông tin, chuẩn bị kế hoạch nhập khẩu sớm phục vụ người tiêu dùng Nhật.

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam - Ảnh 3.

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham quan phòng Truyền thống báo Tuổi Trẻ - Ảnh: HỮU HẠNH

Không chỉ có quả vải cần chiến lược dài hơi

Ngoài vải thiều, ông Minh kỳ vọng các loại bưởi Việt Nam, không chỉ riêng bưởi da xanh, sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị phần tại Nhật Bản. Người tiêu dùng Nhật vốn ưa chuộng trái cây nhiệt đới với hương vị đặc trưng, như xoài cát chu đã có mặt tại các siêu thị Nhật.

Tuy nhiên ông nhấn mạnh ngoài trái cây tươi, doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, như xoài sấy khô, sấy dẻo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quanh năm và mở rộng thị phần sâu hơn.

Tại Nhật, công nghệ bảo quản lạnh tiên tiến cho phép duy trì độ tươi ngon của trái cây trong 6-9 tháng sau thu hoạch. Liệu công nghệ này có thể áp dụng tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh trái cây thường chín rộ theo mùa.

Dù công nghệ này yêu cầu chi phí đầu tư cao và chưa phổ biến ở Việt Nam, ông Minh cho rằng việc chuyển đổi tư duy của người dân và doanh nghiệp, từ trồng theo mùa vụ sang đầu tư vào hậu cần sau thu hoạch là yếu tố quan trọng để tiến xa hơn.

Để không chỉ phục vụ hơn 500.000 người Việt tại Nhật mà còn vươn tới thị trường hơn 120 triệu dân khó tính, ông Tạ Đức Minh khuyến nghị doanh nghiệp Việt cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng, thương hiệu và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch.

Chỉ khi "tinh hơn về chất lượng, mạnh hơn về công nghệ", nông sản Việt mới có thể phát triển bền vững tại những thị trường đòi hỏi cao như Nhật Bản.

Mùa vải năm nay đang bước vào cao điểm thu hoạch. Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tổng sản lượng toàn quốc ước đạt hơn 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm ngoái.

Thời gian thu hoạch chia thành hai giai đoạn: vải sớm (20-5 đến 10-6) và vải chính vụ (10-6 đến 25-7).

Đến nay đã có 469 mã số vùng trồng với diện tích gần 19.400ha và 55 mã số cơ sở đóng gói được cấp phép cho xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Úc,…

Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã hoàn tất đăng ký và được giám sát thường xuyên, sẵn sàng phục vụ xuất khẩu ngay trong vụ 2025.

Vải thiều Bắc Giang có tỉ lệ đậu quả 'khủng', sản lượng ước trên 165.000 tấn

Vải thiều Bắc Giang năm nay có tỉ lệ ra hoa đạt trên 90%, tỉ lệ đậu quả trên 80%, sản lượng ước đạt trên 165.000 tấn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Từ mức trên 3.366 USD/ounce, cuối ngày hôm nay, 15-7, giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.344 USD/ounce.

Giá vàng thế giới bất ngờ đi xuống

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Một sạp tại chợ Bến Thành (TP.HCM) bán 4 tô bún măng, 1 phần thịt vịt không xương, 1 dĩa gỏi với giá 1 triệu đồng vừa bị ban quản lý chợ đình chỉ kinh doanh. Tuy vậy, người bán cho rằng việc bán giá cao hơn niêm yết là do khách đòi "nhiều thịt".

Bán bún măng vịt giá 1 triệu đồng, chủ sạp nói do khách đòi 'nhiều thịt': Vẫn đình chỉ 3 ngày

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng

Tình trạng giấu dịch bệnh tả heo châu Phi đang diễn ra dưới nhiều hình thức như người dân bán chạy, giết mổ chui, tiêu thụ nội bộ, vứt xác heo bừa bãi, báo cáo không đúng sự thật... Cùng đó, có sự lơ là của cán bộ thú y.

Người chăn nuôi giấu dịch đang khiến dịch tả heo châu Phi lan rộng

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với số vốn 15,5 tỉ USD

Chiều 15-7, UBND TP Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”. ​

Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với số vốn 15,5 tỉ USD

Vì sao chứng khoán quay đầu giảm điểm, rủi ro đảo chiều liệu có xuất hiện?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận phiên giảm điểm sau chuỗi 7 phiên tăng điểm mạnh mẽ. Theo chuyên gia phân tích, phiên điều chỉnh này là diễn biến bình thường dưới áp lực chốt lời từ nhà đầu tư.

Vì sao chứng khoán quay đầu giảm điểm, rủi ro đảo chiều liệu có xuất hiện?

Chưa dùng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Nhà đầu tư dự kiến thí điểm dùng cát biển san lấp cho lô đất công nghiệp khoảng 16ha tại Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ, nhưng cơ quan chức năng nói chưa có căn cứ.

Chưa dùng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar