21/11/2024 15:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhiều di tích nhà cổ Hội An đang trong cảnh chờ sập

Nhiều di tích cổ ở Hội An xuống cấp tới mức không thể ở được nhưng cũng không thể hạ giải, trùng tu vì nhà trải qua quá nhiều chủ sở hữu, liên quan đến nhiều đời.

Chuyện 'lạ' ở Hội An khi có tiền vẫn không thể cứu nhà cổ - Ảnh 1.

Phố cổ Hội An - Ảnh: B.D.

Theo thống kê, hiện 11 di tích trong diện gian nan trùng tu này, tất cả đều thuộc sở hữu tư nhân.

Bế tắc trong ngôi nhà chờ sập

Trên tuyến phố đi bộ trung tâm Hội An có căn nhà mặt tiền ở số 68 Trần Phú đang trong tình trạng hư hại không thể khắc phục. Bề ngoài nhà cổ này nhìn đồng nhất với không gian rêu phong cổ kính xung quanh. Nhưng vào bên trong là cảnh rệu rã, mục ruỗng tàn lụi.

Sống trong gian nhà cổ gần 400m2 này là ba người phụ nữ đều trên 80 tuổi, là chị em ruột. Cụ Ngô Thị Gần là người "nhỏ tuổi" nhất nhưng cũng đã… 83 tuổi. Cụ Gần nói nhà được nối tiếp qua nhiều thế hệ, hiện nay chủ sở hữu đứng tên là một người có quốc tịch tại Hà Lan.

Do tuổi đời sử dụng đã hàng trăm năm, nhà cổ trị giá hàng chục tỉ đồng ở vị trí đắc địa bậc nhất Hội An này đang trong diện không thể chống đỡ, trùng tu, mà buộc phải hạ giải. 

Nhưng việc hạ giải cũng chưa thể tiến hành do chưa làm việc được với người đại diện pháp lý. Do nhà hư hại quá nặng, các đợt mưa bão lớn như trong cơn bão Trà Mi vừa qua, những người sống trong nhà cổ này đều được chính quyền xuống vận động di dời ra bên ngoài.

Chuyện 'lạ' ở Hội An khi có tiền vẫn không thể cứu nhà cổ - Ảnh 2.

Nhà 68 Trần Phú bên ngoài bình thường nhưng phía trong gần như đã hư hại hoàn toàn - Ảnh: B.D.

Khu đất ở 76/18 Trần Phú nguyên là đất của dòng tộc, rộng hàng ngàn mét vuông nhưng giờ đây đã có 3 gia đình con cháu các thế hệ của dòng tộc này cư ngụ. Nhiều năm qua đây là một trong những căn nhà xuống cấp nặng nhất, tốn không ít công sức và tiền của để gia cố, chống mối mọt.

Hiện nay một trong ba ngôi nhà trên khu đất này gần như không thể chống đỡ nổi, mà phải hạ giải. Tuy nhiên việc thiếu người đại diện về pháp lý, chịu trách nhiệm để đứng ra lo liệu các thủ tục tu bổ khiến mọi việc chưa thể tiến hành.

Ngoài đường Trần Phú còn có các nhà cổ trong tình trạng "tiến không được, lùi không xong" như các nhà cổ trên đường Lê Lợi, Bạch Đằng, hội quán Ngũ Bang…

Nhà nước có tiền nhưng chủ nhà không đối ứng

Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ tịch UBND thành phố Hội An, nói chuyện trùng tu đảm bảo an toàn cho người dân sống trong các nhà cổ ở Hội An luôn được đốc thúc. Thành phố tìm nhiều giải pháp trong nỗ lực tổng thể bảo vệ không gian, quần thể khu phố cổ, nhưng việc "có tiền vẫn không thể trùng tu nhà cổ" đang khiến cơ quan chức năng đau đầu.

"Hiện có thực tế nan giải là dù có tiền vẫn không thể trùng tu di tích. Các nhà cổ, di tích tuổi đời hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ và mua bán hoặc chuyển quyền quản lý qua lại tới nay không xác định được người đứng tên trên giấy tờ. Dù biết nhà hư hỏng đó nhưng cũng chưa thể làm gì khác" - ông Sơn nói.

Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết hiện nay di tích sở hữu nhà nước thì ngân sách cấp để trùng tu. Với các công trình sở hữu tư nhân thì Nhà nước hỗ trợ 45-75% kinh phí, số tiền còn lại thì chủ di tích đối ứng.

Chuyện 'lạ' ở Hội An khi có tiền vẫn không thể cứu nhà cổ - Ảnh 3.

Cấu kiện ở nhà 76/18 Trần Phú bị mối ăn rỗng - Ảnh: B.D.

Tuy nhiên ngay cả khi hỗ trợ tới 75% thì đa phần các gia đình cũng khó có tiền để cùng trùng tu.

Như trường hợp của ba chị em cụ Ngô Thị Gần hay ở số nhà 76/18 Trần Phú. Khi nói với Tuổi Trẻ Online, các gia đình này đều cho biết cuộc sống rất khó khăn, họ chỉ duy trì mức sống tối thiểu chứ không có khoản dư giả.

"Giờ mà nói đối ứng để trùng tu nhà thì chúng tôi cũng chẳng biết lấy đâu ra, vì hai vợ chồng làm cũng chỉ đủ ăn" - bà Lương Thị Huyền Trang, nhà 76/18 Trần Phú, nói.

Chưa có lối ra cho nhà cổ xuống cấp ở Hội An

Theo chủ tịch UBND thành phố Hội An, một số di tích cổ được đưa vào diện hỗ trợ đặc biệt, ngay cả việc chủ nhà không bỏ bất cứ khoản tiền nào mà Nhà nước trùng tu thì cũng không thể hạ giải được.

Việc khó xác định người đứng tên pháp lý, người chịu trách nhiệm đứng ra ký các thủ tục đang khiến nhiều di tích cổ Hội An trong cảnh chờ ngày sập.

Hiện Hội An có 11 di tích cổ, tất cả đều sở hữu tư nhân trong diện không thể gia cố, mà tiến hành hạ giải để trùng tu.

Dù nhà có thể sập bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến an toàn chung của khu phố cổ nhưng các đơn vị chưa thể làm gì khác ngoài việc lên phương án sơ tán người dân khi có mưa bão lớn.

Làng rau cổ gần 400 năm ở Hội An thành 'làng du lịch tốt nhất thế giới'

Theo thông tin từ tỉnh Quảng Nam, Tổ chức Du lịch thế giới vừa thông báo làng rau Trà Quế ở Hội An là ngôi làng thứ hai tại Việt Nam vào danh sách 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar