04/04/2025 17:39 GMT+7

Nhiều đại học Mỹ muốn tăng tuyển sinh tại Việt Nam

Trước tình trạng dân số già và 'khan' người học, nhiều đại học Mỹ đang tìm đến Việt Nam để mở rộng tuyển sinh các chương trình đại học, sau đại học.

Nhiều đại học Mỹ muốn tăng tuyển sinh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Chương trình Hợp tác học thuật quốc tế (IAPP) tổ chức tại Trường đại học Quốc tế Sài Gòn chiều 4-4 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tăng cơ hội tuyển sinh tại Việt Nam là một trong nhiều nội dung hợp tác mà nhiều trường đại học Mỹ bày tỏ mong muốn trong Chương trình Hợp tác học thuật quốc tế (IAPP).

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt - Mỹ, Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ tổ chức Chương trình IAPP.

Hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 trường đại học nổi tiếng của Mỹ tham gia chuyến khảo sát kéo dài năm ngày tại Việt Nam, từ ngày 31-3 đến 4-4.

Trong ngày 4-4, đoàn có chuyến thăm đến Trường đại học Quốc tế Sài Gòn, cũng như có phần chia sẻ riêng với một số báo.

Bà Jamie McGowan - giám đốc phụ trách quốc tế của Đại học Vermont - chia sẻ bang Vermont hiện đang đối mặt với bài toán dân số già, kéo theo nhu cầu mở rộng đào tạo sau đại học và thu hút sinh viên quốc tế.

“Chúng tôi đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng sinh viên sau đại học trong 5 năm tới. Sinh viên Việt Nam, với nền tảng học thuật tốt và tinh thần cầu tiến, sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược này”, bà Jamie nói.

Nhiều đại học Mỹ muốn tăng tuyển sinh tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Daniel Dale - phó trưởng khoa, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Wyoming - chia sẻ riêng với các phóng viên bên lề sự kiện - Ảnh: N.Đ.

Đặc biệt, bà cho rằng Đại học Vermont không dừng lại ở tìm kiếm sinh viên mà còn muốn xây dựng các chương trình hợp tác bền vững, trong đó có các mô hình chuyển tiếp.

Học sinh có thể học 1-2 năm tại Việt Nam, sau đó sang Mỹ để hoàn tất chương trình.

Bà cho biết thêm Đại học Vermont vừa nhận được khoản tài trợ 24 triệu USD từ chính phủ liên bang để phát triển một trung tâm công nghệ bán dẫn, mở đầu bằng chương trình chứng chỉ chuyên sâu.

“Do đó chúng tôi đang tìm kiếm khả năng hợp tác ba bên giữa chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học - một mô hình có thể mở rộng ra khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam”, bà nói.

Trong khi đó ông Daniel Dale - phó trưởng khoa, giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Wyoming - chia sẻ rằng nhiều trường đại học Mỹ đang phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng sinh viên do dân số già và tỉ lệ sinh thấp.

Một số ngành học của Mỹ lại kén sinh viên bản địa. Chẳng hạn với ngành vật lý, ông cho biết trường rất khó tuyển được sinh viên ở Mỹ.

Tầm nhìn trong thời gian tới là thu hút nhiều sinh viên quốc tế với các ngành khoa học cơ bản này. “Sinh viên Việt Nam có thể là lời giải cho bài toán này”, ông nói.

Ông Daniel có ý tưởng xây dựng một chương trình trao đổi mùa hè, đưa sinh viên Việt Nam sang Đại học Wyoming học tập và nghiên cứu. Từ đó có thể mở rộng thành hợp tác giữa các giảng viên, nghiên cứu viên, và xa hơn là xây dựng các chương trình đồng cấp bằng hoặc liên kết đào tạo.

Ông cho rằng hợp tác học thuật cần xuất phát từ những mối quan hệ trực tiếp giữa các khoa, nhóm nghiên cứu, thay vì chỉ dựa vào thứ hạng hay thương hiệu trường.

Nhiều đại học Mỹ muốn tăng tuyển sinh tại Việt Nam - Ảnh 4.

Đoàn đại học Mỹ đến thăm và làm việc tại Trường đại học Nông Lâm TP.HCM chiều 3-4, với nhiều hướng hợp tác mở - Ảnh: N.T.

Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục Việt - Mỹ

Theo bà Natella Svistunova - phó trưởng phòng văn hóa thông tin, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, việc tổ chức chương trình IAPP lần này mang ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ song phương Việt - Mỹ.

Đây là đoàn từ các trường đại học Mỹ có quy mô lớn nhất từng đến Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Bà cho rằng từ những kết nối ban đầu giữa các trường đại học Mỹ và Việt Nam thông qua chương trình IAPP sẽ đặt nền móng cho các mối quan hệ hợp tác học thuật bền vững.

Bởi theo bà, trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ về công nghệ và giáo dục, việc các trường đại học hai nước chủ động tìm đến nhau là tín hiệu đáng mừng - không chỉ cho giáo dục, mà còn cho sự gắn kết dài lâu giữa hai nền văn hóa.

Ông Trump chuẩn bị giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Linda McMahon cho biết cần có sự chấp thuận của Quốc hội để đóng cửa cơ quan này. Trước mắt dự kiến bộ sẽ cắt giảm sâu một số lực lượng lao động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar