20/03/2025 11:40 GMT+7

Đại học Mỹ tung tour online, livestream tour để hút sinh viên

Các trường đại học tại Mỹ đang tận dụng hình thức Campus Tour Online (tạm dịch: tham quan trường học trực tuyến) như là một chiến lược hiệu quả để thu hút tân sinh viên toàn cầu.

Tuyển sinh đại học kiểu Mỹ - Ảnh 1.

Website APPILY giới thiệu hơn 600 trường đại học Mỹ giúp học sinh có cái nhìn toàn cảnh - Ảnh chụp màn hình

Thay vì chỉ dựa vào tờ rơi truyền thống hay bài viết PR giới thiệu, nhiều trường đã cung cấp trải nghiệm tham quan ảo 360°, livestream với hướng dẫn viên, video review từ sinh viên hiện tại, giúp ứng viên cảm nhận rõ nét về môi trường học tập như đang được trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm...

Tìm trường đại học như tìm... khách sạn

Dân gian có câu "Trăm nghe không bằng một thấy" và trong thời đại số hóa, công nghệ lên ngôi đã giúp cả thế giới thu lại bằng một cái click chuột, các trường đại học tại Mỹ đã tận dụng hình thức Campus Tour Online như là một chiến lược hiệu quả để thu hút tân sinh viên toàn cầu.

Nếu các chương trình Harvard Virtual Tour, Stanford Virtual Tour cho phép người xem đi qua các khu vực chính như giảng đường, ký túc xá, thư viện, trung tâm thể thao... thì các trường nổi tiếng MIT, Yale, UCLA có livestream tour với hướng dẫn viên trực tiếp, học sinh có thể đặt câu hỏi và được giải đáp ngay lập tức.

Một số trường tổ chức hội thảo trực tuyến, kết hợp giữa campus tour và phần hỏi đáp với sinh viên hiện tại hoặc nhân viên tuyển sinh để tăng sự kết nối cá nhân và xây dựng lòng tin.

Không chỉ riêng các trường mà còn có các website tổng hợp, mang đến cho phụ huynh, học sinh bức tranh toàn cảnh của các trường đại học Mỹ. Chẳng hạn, trang web APPILY tổng hợp hơn 600 trường đại học Mỹ giúp học sinh khi vào đây có thể tham quan trường để đối sánh thông tin, lựa chọn trường như tìm kiếm... khách sạn trước khi đi du lịch.

Hoặc hàng triệu sinh viên các trường đại học đã trở thành thành viên của CampusReel tạo nên những video review thực tế từ chính "người thật việc thật". Nhờ chức năng live của trang web này mà sinh viên có thể giúp người xem khám phá mọi ngóc ngách ở trường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của sinh viên hay cuộc sống học hành thường nhật tạo cho các sinh viên tiềm năng có cảm giác gần gũi và hứng thú hơn với trường mình sắp đến học.

Nhiều chiêu "săn" sinh viên

Các trường đại học ở Mỹ không chỉ tuyển sinh bằng điểm số hay thành tích học tập mà còn bằng cách tạo trải nghiệm thực tế để thu hút học sinh tiềm năng. Những trải nghiệm thực tế qua các chương trình trại hè sẽ giúp bản C.V xin học bổng vào trường đại học có thêm nhiều điểm sáng hơn.

Một ví dụ điển hình là chương trình "High School Investor Challenge" (Thử thách làm các nhà đầu tư tài chính dành cho học sinh cấp III" của Trường kinh tế Neeley thuộc Texas Christian University (TCU). Đây là trại hè dành cho học sinh cấp III chuẩn bị lên lớp 12, được tham gia một tuần trải nghiệm trong môi trường giáo dục bậc đại học.

Khi tham gia chương trình bổ ích này, học sinh sẽ không chỉ được tìm hiểu về thị trường chứng khoán, định giá cổ phiếu và đầu tư tài chính mà còn có cơ hội trải nghiệm môi trường học thuật ngay tại TCU, kết nối với giảng viên và sinh viên, từ đó hình thành định hướng rõ ràng hơn cho ngành học tài chính trong tương lai.

Không chỉ đơn thuần là một khóa "học hè" ngắn hạn mà đây còn là một chiến lược tuyển sinh có đầu tư giúp trường đại học Mỹ nuôi dưỡng nguồn sinh viên tương lai một cách tự nhiên và hiệu quả nhất thay vì quảng bá dàn trải nhưng không "chốt sale" được nhiều.

Khác với sinh viên Việt Nam khi đã vào trường đại học nào thì ít khi chuyển sang trường khác, còn sinh viên ở Mỹ việc "nhảy trường" cũng sôi động không kém gì "nhảy việc". Do vậy một trong những thách thức lớn nhất đối với các trường đại học Mỹ là giữ chân sinh viên năm nhất sau học kỳ đầu tiên.

Thế nên nhiều trường đại học còn "phải" tổ chức thêm chương trình trại hè dành cho sinh viên mới chuẩn bị nhập học để không chỉ giúp các bạn trẻ làm quen với môi trường đại học còn nhiều bỡ ngỡ mà còn là chiến lược hiệu quả để nâng cao tỉ lệ duy trì sinh viên sau năm đầu tiên, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của trường.

Chương trình "Frog Camp" tại TCU là một ví dụ điển hình về cách các trường có thể giúp sinh viên thích nghi nhanh hơn và cảm thấy dễ dàng tiếp cận với môi trường học thuật.

Đây là một chương trình định hướng ngoài lớp học, nơi tân sinh viên có cơ hội kết nối với giảng viên, nhân viên và bạn bè mới ngay trước khi bước vào kỳ học chính thức. 

Các giảng viên, nhân viên của trường được mời làm tình nguyện viên của chương trình để tạo nên những hoạt động giao lưu không chỉ giúp sinh viên giảm bớt cảm giác lạc lõng mà còn xây dựng mối quan hệ thân thuộc với trường, giúp các tân sinh viên dễ dàng vượt qua khó khăn ban đầu của cuộc sống trong làng đại học trong thời gian sắp tới.

Bằng cách tổ chức các hoạt động nhóm, dã ngoại đến nhiều nơi, thử thách các kỹ năng cá nhân... trại hè Frog camp còn giúp tân sinh viên hiểu rõ hơn về văn hóa của trường, các dịch vụ hỗ trợ và cách tận dụng tối đa các nguồn lực trong suốt hành trình học tập.

Quan trọng hơn, tân sinh viên TCU cảm thấy mình là một phần của đại gia đình nhà "ếch có sừng" ("SuperFrog" là một loài thằn lằn có sừng trở thành linh vật biểu trưng của trường) ngay từ ngày đầu, tạo nền tảng vững chắc để các bạn trẻ tiếp tục gắn bó và phát triển bản thân tại trường.

Lợi thế cạnh tranh

Campus tour online không chỉ giúp các trường đại học Mỹ mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút sinh viên tài năng từ khắp nơi trên toàn thế giới. Những suất học bổng hấp dẫn được cung cấp sẽ giúp các tài năng đến gần với trường hơn, trở thành những cựu sinh viên (alumni) làm rạng danh cho trường và là nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Mỹ.

Tăng cường sự "trung thành"

Những trại hè, hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm sinh viên mà còn là một chiến lược dài hạn để tăng cường sự "trung thành" với trường. Bởi khi sinh viên có những kỷ niệm đẹp, những kết nối ý nghĩa và một sự khởi đầu suôn sẻ, các bạn sẽ có động lực để ở lại, học tập và phát triển nhiều hơn tại chính ngôi trường đã chào đón mình từ những ngày đầu tiên.

Dạy thêm, học thêm ở Mỹ ra sao?

Khác với hình thức học thêm thường gắn liền với áp lực thi cử ở Việt Nam, tại Mỹ, các chương trình học bổ sung mang tính tự nguyện, tập trung vào việc mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng và hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí.

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar