02/05/2018 12:16 GMT+7

Nhiều công trình chống sạt lở chờ mặt bằng

LÊ PHAN - THOA NGUYỄN
LÊ PHAN - THOA NGUYỄN

TTO - Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, nhiều dự án chống sạt lở tại các quận huyện ở TP chưa đạt tiến độ do khó khăn về nguồn vốn và công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Nhiều công trình chống sạt lở chờ mặt bằng - Ảnh 1.

Nhà dân bị sạt lở xuống sông tại khu vực rạch Giồng, sông Kinh Lộ, huyện Nhà Bè (TP.HCM) vào năm 2017. Hiện khu vực này vẫn chưa được xây bờ kè - Ảnh: LÊ PHAN

Trong khi đó, những hộ dân có nhà bị sạt lở phải giải tỏa để làm kè cho rằng do giá cả bồi thường chưa thỏa đáng nên họ chưa giao mặt bằng.

Chờ giải tỏa nhà dân

Ông Trần Văn Giàu, giám đốc Khu quản lý đường thủy nội địa, cho biết khó khăn lớn nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án kè tại 40 vị trí sạt lở bờ sông ở TP là phụ thuộc vào thời điểm giao mặt bằng. 

Mặc dù TP đã chỉ đạo các quận huyện đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư trước ngày 1-1-2018, nhưng hầu hết các mặt bằng đều không được giao như tiến độ đã cam kết.

Cụ thể, trong 8 công trình chống sạt lở do khu làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành trong năm nay thì có 3 công trình bị vướng trong việc bàn giao mặt bằng. 

Trong đó, dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ tả rạch Giồng sông Kinh Lộ đã vận động được 12/13 hộ dân bàn giao mặt bằng. 

Công trình kè chống sạt lở bờ trái hạ lưu cầu Phước Lộc còn 1 hộ dân chưa giao mặt bằng. Công trình kè chống sạt lở rạch Tắc Bến Rô cũng chỉ hoàn thành được 15% khối lượng và có 4/5 hộ không chịu bàn giao mặt bằng.

Các công trình trên đều ở huyện Nhà Bè - nơi có nhiều sông rạch, nhà dân sát bờ sông nên việc hoàn thành thi công các công trình trên rất cấp bách.

Trong khi đó, chúng tôi tiếp xúc với một số người dân có nhà nằm trong khu vực dự án chống sạt lở tại huyện Nhà Bè, bà con cho biết do giá đền bù không thỏa đáng nên họ chưa đồng ý giao mặt bằng, cố bám lại dù "hà bá" luôn chờ chực nuốt chửng căn nhà của họ. 

Ông Hiền (ngụ ấp 2, xã Nhơn Đức) cho biết đất của ông phía bờ sông nằm trong dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở, nhưng hiện tại ông vẫn chưa nhận được thông tin về đơn giá bồi thường.

Còn chị Trinh, một người dân có nhà nằm trong dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Long Kiểng, cho hay gia đình chị không thể giao mặt bằng vì đền bù không hợp lý, không đủ tiền để mua nhà ở.

Nhiều vướng mắc trong thủ tục đất đai

Theo Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè, hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công còn chậm do có nhiều vướng mắc về giá cả đền bù, phương thức tái định cư cho người dân.

Cụ thể, việc cập nhật biến động đất đai chưa kịp thời, còn nhiều thửa đất chưa xác định được chủ sử dụng. 

Đồng thời, công tác xác minh nguồn gốc nhà đất của UBND các địa phương và việc phúc đáp văn bản của các phòng, ban chức năng còn chậm, một số nội dung trả lời mang tính chung chung, chưa được rõ ràng để áp dụng.

Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được ban hành nhưng vẫn còn nhiều nội dung mới chưa được các sở, ngành hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên trong thực hiện có phần lúng túng, phải vừa làm vừa xin ý kiến, làm chậm tiến độ đề ra. 

Bên cạnh đó, các nội dung hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 còn một số bất cập so với thực tiễn trên địa bàn TP nên khó triển khai thực hiện.

Đối với các công trình mà Khu quản lý giao thông đường thủy nội địa đã nêu trên, hiện huyện Nhà Bè đã có hướng giải quyết. 

Trong đó, dự án xây dựng kè chống sạt lở bờ trái phía hạ lưu cầu Phước Lộc có 5 hộ bị ảnh hưởng. 

Đến nay, huyện đã áp giá bồi thường sơ bộ cho 5 hộ dân này. Ban bồi thường đã phối hợp cùng chủ đầu tư và xã Phước Kiển tiếp xúc với 5 hộ dân này đề nghị cho đơn vị thi công xây dựng bờ kè trong thời gian chờ phương án bồi thường được duyệt. Các hộ dân đã đồng ý cho thực hiện...

Đường ven sông sạt lở chờ bờ kè

Theo phản ảnh của người dân, một số đoạn bờ sông Sài Gòn thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đang bị sạt lở.

Theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn đường ven sông khu vực ký túc xá Trường ĐH Mỹ thuật vẫn chưa có bờ kè.

Bờ sông ở đây sạt lở, nước ăn sâu vào phần đất. Dù những nơi này trông khá nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn tụ tập câu cá, một số học sinh còn ngồi ngay sát mép sông trò chuyện.

Đại diện UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết hiện nay trên địa bàn phường còn 59 trường hợp nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở.

Trong đó có 14 hộ dân ở khu vực ký túc xá Trường ĐH Mỹ thuật vẫn chưa chịu di dời, dù phường đã vận động nhiều lần.

"Phường sẽ tiếp tục vận động người dân di dời để bàn giao mặt bằng cho việc thi công công trình chống sạt lở" - vị đại diện phường cho biết.

TTO - Rất nhiều người dân tại TP.HCM đang sống trong phập phồng lo sợ bên những dòng sông, rạch bị sạt lở. Trong khi đó, việc triển khai các dự án chống sạt lở đang bị chậm vì vướng đền bù giải tỏa.

LÊ PHAN - THOA NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Có cán bộ nói với tôi, con đường phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch".

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Một nụ cười, một lời chào, một sự thân thiện đâu có quá khó. Hà cớ gì phải 'tiết kiệm' với khách?

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, quy định chi tiết "được làm gì, không được làm gì", thiếu linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Trong lúc đi trên đường liên thôn, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi nặng 3,4kg còn nguyên dây rốn.

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Thực tế quy trình in và cấp phát phôi, ấn chỉ vật lý như trên tồn tại nhiều hạn chế như chi phí in ấn và phân phối cao.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar