19/04/2016 08:50 GMT+7

Nhiều chuyện từ chính chúng ta

TTO
TTO

TTO - Đó là ý kiến của hầu hết bạn đọc phản hồi về những hành vi không hay của học viên, sinh viên người nước ngoài trong bài “Vì sao ở Việt Nam họ ứng xử khác?” (Tuổi Trẻ ngày 18-4).

Sinh viên VN không xếp hàng, chen lấn nhau để lên xe buýt tại một trạm xe buýt trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Q.Định

Ý kiến chung là trong nhiều trường hợp chúng ta đã làm gương xấu. Cũng có ý kiến chúng ta chưa cương quyết với những hành vi không tốt của các “vị khách”.

Nên có biện pháp xử lý

Tôi nghĩ dù là ai, ở đâu đến học đại học tại VN - trước hết phải là một con người có văn hóa. Điều đó thể hiện trong cách cư xử, trong hòa nhập cộng đồng, trong mọi sinh hoạt ở trường cũng như ngoài phố...

Nền giáo dục của các nước có những đặc điểm riêng nhưng đều chung một chuẩn: có thầy - có trò. Không thể đưa những cách đối xử kiểu tùy tiện như bài báo đã nêu.

Nhưng “Trách người một, trách ta mười/ Bởi ta tệ trước cho người tệ sau” - mình cũng nhìn lại mình để xem chúng ta đã có những việc làm nào chưa chuẩn để các bạn sinh viên nước ngoài bắt chước. Thói quen ăn uống trong lớp học ở ta đã có “truyền thống” từ lâu. Ăn xong đút ngay hộp xốp, ly nước vào hộc bàn. Sinh viên vẫn còn nhiều bạn không bỏ rác đúng nơi quy định...

Có lẽ các bạn sinh viên nước ngoài thấy ở ta quá tùy tiện, dễ dãi trong nhiều việc nên có hành vi như thế. Nhưng theo tôi, đối với những hành vi không tốt của sinh viên nước ngoài, chúng ta cần có biện pháp xử lý và biện pháp giáo dục tích cực nhằm bảo vệ những nét đẹp của văn hóa VN.

LÊ ĐỨC ĐỒNG (Sóc Trăng)

Có thể có cú sốc ngoài giảng đường

Tôi nghĩ trước những hành động của các bạn sinh viên nước ngoài như thế đã làm tác giả là một thầy giáo ức chế lắm. Nhưng vẫn phải đặt câu hỏi tại sao những hành vi thiếu chuẩn mực như khạc nhổ, tè bậy, nói năng bạt mạng, chửi thề, thích gây hấn với người khác (kể cả những người đáng được kính trọng) vẫn diễn ra thường xuyên?

Trước khi đến đất nước VN, chắc chắn họ - các du học sinh - đã có những thông tin cơ bản về nơi mình sẽ sinh sống, học tập. Đương nhiên họ không đến đây với mục tiêu duy nhất là để tiếp nhận tri thức trên ghế nhà trường, mà còn trải nghiệm cuộc sống, văn hóa địa phương.

Có lẽ họ đang phản ứng lại những hình ảnh không tốt đập vào mắt họ. Những ứng xử của người VN đã dành cho họ nơi họ từng đi qua, ở ngoài giảng đường. Và đó có phải là cách họ bày tỏ thái độ của mình với cuộc sống mặc dù điều đó không đẹp lắm! Có thể đã có một cú sốc nào đó trong tâm lý của các du học sinh này.

TRƯƠNG QUỐC VŨ (TP.HCM)

Không dừng lại ở mức trăn trở

Có lẽ do môi trường sống, do thái độ ứng xử, thực thi quy tắc chưa nghiêm, thậm chí là do cả nể. Thói quen của chúng ta chỉ “đóng cửa dạy nhau”, còn với “khách” thì thường du di, dễ dãi!

Tôi hiểu nỗi trăn trở của thầy Trần Mai Nhân, nhưng không biết thầy đã làm gì và có động thái nào hay chưa với những hình ảnh khó coi đó. Với vị trí của thầy, cái tôi cần là một thái độ dứt khoát hơn là... sự trăn trở. Đó cũng là trách nhiệm, là vai trò của các sinh viên trong trường.

Tôi không có dịp học tập cùng các sinh viên đến từ các nước tiên tiến mà chỉ tiếp xúc với sinh viên đến từ Lào và Campuchia. Cũng người này người khác nhưng rồi chính môi trường sống, sự tiếp xúc, giao du đã “biến đổi” họ theo kiểu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Vì thế sân trường chúng tôi làm gì có khói thuốc, làm gì có chuyện vô tư ăn uống trong giờ học... Một tiếng chuông điện thoại reo còn bị thầy cô nhắc nhở thì làm gì có cảnh... khó coi!

VÂN THANH

TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar