04/02/2016 16:13 GMT+7

​Nhiều chỉ huy cao cấp IS đang “nương náu” tại Libya

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Một quan chức tình báo Libya cho biết nhiều chỉ huy cao cấp của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã rời khỏi Iraq và Syria tới trú ẩn tại Libya.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết nước Anh sẽ không điều quân chống IS tới Libya nhưng sẽ gửi vũ khí hỗ trợ cuộc chiến chống lại IS tại đây - Ảnh: Express

Theo BBC, số lượng chiến binh nước ngoài thời gian qua đã tăng vọt ở thành phố Sirte của Libya. IS đã chiếm đóng thành phố vốn là quê hương của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từ năm ngoái.

Ông Ismail Shukri, giám đốc cơ quan tình báo ở thành phố Misrata, Libya, cho biết trong những tháng qua một lượng lớn chiến binh nước ngoài đã đổ vào Libya.

“70% chiến binh IS ở Sirte là người nước ngoài. Phần đông trong đó là người Tunisia, cùng với đó là người Ai Cập, Sudan và một số người Algeria. Còn có cả người Iraq, Syria. Hầu hết người Iraq là những thành phần thuộc lực lượng quân đội một thời của ông Saddam Hussein”, ông Ismail Shukri cho biết.

Theo ông Shukri, do áp lực truy quét từ các đợt không kích của liên minh quốc tế tại Iraq và Syria, các tướng lĩnh cao cấp của IS đã chạy về nương náu tại Libya. “Một số thành viên của chúng (IS), nhất là những tên có tầm quan trọng lâu dài với IS, đang trú ẩn tại đây. Chúng xem Libya như một nơi ẩn náu an toàn”, ông Shukri nói.

Chính quyền tại Misrata cho biết họ đang chuẩn bị chiến dịch tấn công IS tại thành phố Sirte. Tuy nhiên, tại thị trấn Abugrein, cách Misrata 120 km về phía nam, nơi được xem như tuyến phòng thủ cuối cùng chống IS, hiện chưa có tín hiệu cho thấy cuộc chiến sẽ sớm diễn ra.

Các tướng lĩnh chỉ huy ở Abugrein cho biết lực lượng trung thành với chính phủ ở Tripoli chỉ có khoảng 1.400 binh sĩ, ít hơn một nửa so với lực lượng của IS.

Viên sĩ quan Mohammed al-Bayoudi thừa nhận nếu không có sự trợ giúp của quốc tế, họ sẽ không thể đánh bại IS.

Ông nói: “Chắc chắn là chúng tôi sẽ hoan nghênh sự giúp đỡ của NATO. Nhưng chỉ riêng các cuộc không kích thôi thì chưa thể đánh bại IS. Những gì quân đội thực sự cần là sự trợ giúp về mặt hậu cần”.

Khả năng can thiệp quân sự quốc tế ở Libya là một vấn đề rất nan giải. Mỹ thừa nhận trong những tuần qua đã điều một số lượng nhỏ lực lượng đặc nhiệm tới Libya.

Một số nhóm quân tương tự của các nước NATO khác cũng đang cố gắng liên kết với các nhóm quân đồng minh ở địa phương trong cuộc chiến sắp diễn ra với IS.

Tuy nhiên binh lính ở Abugrein lại nói họ không muốn phương Tây đưa bộ binh vào. Ông al-Bayoudi nói: “Những người Libya chúng tôi sẽ chiến đấu. Không cần có binh sĩ nước ngoài”.

Những bất đồng giữa hai chính phủ cùng tồn tại ở Libya đã gây ảnh hưởng xấu tới các chiến dịch chống IS. Người ta tin rằng IS đã nhận được sự hỗ trợ của những phần tử trung thành với chính quyền cũ của ông Muammar Gaddafi.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Libya IS khủng bố

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar