11/04/2009 08:02 GMT+7

Nhiều bộ sách giáo khoa, nhiều sự lựa chọn

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện
TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

TT - Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật giáo dục 2005 sắp trình Quốc hội một lần nữa đề cập việc “có một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) phổ thông trên cả nước”, tức học sinh ở những vùng miền khác nhau có thể được học SGK khác nhau.

Phóng to
Trong tương lai, giáo viên và học sinh sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn? - Ảnh: THANH ĐẠM
Phóng to Nghe đọc toàn bài

Ông Chu Hồng Thanh,vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GD-ĐT, trao đổi với Tuổi Trẻ với tư cách thường trực ban soạn thảo luật:

- Đây là lần thứ hai ban soạn thảo trình Quốc hội dự thảo đề cập vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK”. Qua thực tiễn quản lý giáo dực từ khi có Luật giáo dục (năm 1998) và Luật giáo dục 2005 cho thấy việc sử dụng một bộ SGK duy nhất có những bất cập. Đơn cử như sách phù hợp với điều kiện, trình độ tiếp thu của học sinh vùng miền này thì không phù hợp với học sinh vùng miền khác. Vì thế trong quá trình xem xét và trưng cầu ý kiến, vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK” được trình lại.

* Liệu có phải sức ép của dư luận về những sai sót phải đính chính từ bộ SGK hiện hành và nhiều băn khoăn về quy trình soạn thảo SGK là lý do lớn dẫn đến việc đề nghị sửa đổi luật để thực hiện “một chương trình, nhiều bộ SGK” không, thưa ông?

- Sai sót phải đính chính và chất lượng SGK “có vấn đề” như dư luận nêu không hẳn là lý do. Vì cho dù có nhiều bộ sách nhưng quá trình biên soạn không chặt chẽ vẫn xảy ra sai sót. Hiện nay vẫn có những nước áp dụng một bộ SGK thống nhất như ta đã làm. Nhưng cũng có những nước đồng thời sử dụng nhiều bộ SGK khác nhau như tài liệu hỗ trợ chủ yếu cho việc giảng dạy, học tập.

Lý do tôi muốn nhấn mạnh trong việc chọn phương án “có nhiều bộ SGK” vì với thực tế VN, một bộ SGK không sử dụng hiệu quả được với nhiều đối tượng học sinh. Nếu có nhiều bộ sách để lựa chọn, mỗi vùng miền có thể có những bộ SGK phù hợp hơn để sử dụng.

* So với dự thảo trình Quốc hội lần trước, lần này vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK” có gì khác không?

- Lần này việc biên soạn SGK sẽ có xu hướng mở rộng. Các tổ chức, cá nhân có khả năng đều có thể thực hiện việc biên soạn SGK. Điều chỉnh này sẽ khắc phục hạn chế hiện nay là chỉ có một số người tham gia soạn SGK. Với xu hướng mở, chúng ta có thể tận dụng, phát huy tối đa trí tuệ của các nhà giáo dục có tâm huyết trong việc viết sách cho học sinh. Điều đó cũng sẽ khiến các tổ chức, cá nhân phải nỗ lực để có những bộ SGK chất lượng tốt, ít sai sót và bám sát những đối tượng học sinh cụ thể.

Một vấn đề mới nữa ở dự thảo lần này là quy định cụ thể về người quyết định việc lựa chọn sử dụng SGK trong nhà trường. Đây là vấn đề đang còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng nên để chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, có ý kiến đề nghị giám đốc sở GD-ĐT, hoặc hiệu trưởng các trường phổ thông. Chúng tôi đang phải tiếp tục lắng nghe ý kiến từ nhiều kênh khác nhau từ nay đến tháng 10. Đương nhiên khi trình Quốc hội, ban soạn thảo cũng phải chuẩn bị giải trình những vấn đề liên quan để chứng minh tính khả thi của dự thảo.

* Có ý kiến cho rằng việc áp dụng “một chương trình, nhiều bộ SGK” nếu không thận trọng sẽ gây nên hỗn loạn vì khó có thể kiểm soát được chất lượng SGK và sẽ xảy ra tình trạng học sinh có sự chênh lệch về mặt bằng kiến thức?

- Mỗi dự thảo luật ra đời phải trên cơ sở những phản ánh về nguyện vọng của xã hội, được xã hội chấp nhận. Vì thế vấn đề “một chương trình, nhiều bộ SGK” để được thông qua sẽ phải thỏa mãn được những yêu cầu chính đáng của xã hội và có tính khả thi cao.

Sau khi luật được thông qua chắc chắn sẽ phải có một loạt văn bản hướng dẫn cụ thể. Đơn cử như quy định thế nào được gọi là SGK? Quy trình thẩm định SGK, quy định về chọn người vào hội đồng thẩm định để đảm bảo tính độc lập, quy định về quy trình biên soạn, thẩm định và lựa chọn SGK... Bộ GD-ĐT vẫn phải kiểm soát việc biên soạn, thẩm định SGK trên cơ sở các quy định rõ ràng, cụ thể nên sẽ không thể xảy ra việc hỗn loạn.

* Theo ông, với việc có nhiều tổ chức, cá nhân được tham gia biên soạn, xuất bản SGK, những bất ổn do cơ chế “độc quyền làm SGK” như dư luận kêu ca liệu có được giải quyết?

- Với việc nhiều tổ chức, cá nhân có thể tham gia, rõ ràng sẽ có cạnh tranh để có những bộ SGK chất lượng.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar