05/06/2020 18:54 GMT+7

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn

THIÊN ĐIỂU thực hiện
THIÊN ĐIỂU thực hiện

TTO - Đến TP.HCM 9 năm trước và lập tức bị hút hồn bởi những công trình kiến trúc nhưng đồng thời cũng "sốc nặng" khi thấy những tòa nhà đẹp thời Pháp thuộc ấy dần không còn nữa, nhiếp ảnh gia Pháp Alexandre Garel đã quyết định ở lại thành phố này.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 1.

Biệt thự cổ kết hợp giữa phong cách Pháp và Baroque trên đường Cách Mạng Tháng Tám (P.4, Q.3, TP.HCM) không còn nữa - Ảnh: GAREL ALEXANDRE

Sống tại TP.HCM từ năm 2011, Alexandre Garel bắt đầu "sự nghiệp" chụp ảnh những tòa nhà cũ ở Sài Gòn, những công trình theo anh là tuyệt đẹp và rất đặc biệt khi pha trộn giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa.

Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Alexandre Garel về niềm đam mê chụp ảnh kiến trúc Sài Gòn và câu chuyện bảo tồn di sản ở đây.

Tôi yêu kiến trúc các tòa nhà cũ ở Sài Gòn

* Điều gì đã khiến một chàng trai Pháp chọn Sài Gòn làm nhà của mình trong gần một thập kỷ qua?

- Tôi chọn Sài Gòn chứ không phải Hà Nội, vì tôi thích thời tiết ấm áp ở đây và người dân rất thân thiện.

Hà Nội khi tôi đến vào năm 2011 chưa có cuộc sống về đêm sôi động như Sài Gòn, điều đó thật khó khăn với một người thích lang thang đêm hôm, gặp gỡ bạn bè và cùng nhau uống một chút như tôi.

* Phải chăng nhiều tòa nhà cũ tuyệt đẹp liên tục mất đi đã khiến anh phải cầm máy ghi lại?

- Vâng, tôi bắt đầu dự án của mình ở Sài Gòn khi tôi thấy người dân địa phương tháo dỡ những di sản quý giá đó với tốc độ nhanh chóng.

Điều này thực sự khiến tôi sốc. Ở Pháp, chúng tôi không làm như vậy. Nếu bạn nhìn vào một bức ảnh chụp Paris 40 năm trước, bạn sẽ thấy nó gần như giống với Paris bây giờ.

Hà Nội vào thời điểm khi tôi đến thì các tòa nhà cũ được bảo tồn tốt hơn Sài Gòn và cũng có nhiều nhiếp ảnh gia kiến trúc chụp các công trình cổ.

Nhưng khi tôi bắt đầu dự án chụp những tòa nhà cũ ở Sài Gòn, hầu như không có nhiếp ảnh gia nào quan tâm đến kiến trúc ở đây. Đây là một lối đi riêng và cũng là để thỏa mãn tình yêu của tôi với những tòa nhà cổ đẹp lạ thường ở Sài Gòn.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 2.

Thương xá Tax với cầu thang diễm lệ... - Ảnh: GAREL ALEXANDRE

* Thực trạng và tốc độ biến mất của các di sản này cũng diễn ra ở các nước đang phát triển khác?

- Ở Myanmar, họ bảo tồn kiến trúc Anh rất tốt. Trung Quốc cũng dỡ bỏ rất nhiều kiến trúc thuộc địa ở Thượng Hải, nhưng họ đã kịp thời ngăn chặn hành động này. Sài Gòn đối xử chưa tốt với di sản.

Để hình dung về sự biến đổi của thành phố, tôi đã tìm kiếm nhiều hình ảnh Sài Gòn xưa, và tôi nhận ra nó đã biến đổi khủng khiếp. Rất nhiều tòa nhà cổ xinh đẹp đã biến mất.

Ba Son thật sự là một công trình độc đáo, duy nhất. Nhưng nó không còn nữa. Tòa nhà 213 Catinat, Thương xá Tax cũng vậy.

* Anh dường như có một tình yêu đặc biệt với kiến trúc?

- Cha tôi là một kiến trúc sư và ông đã truyền cho tôi tình yêu với kiến trúc. Tôi đặc biệt yêu kiến trúc của các tòa nhà cũ ở TP.HCM.

Bạn không thể chụp ảnh kiến trúc nếu bạn không yêu những kiến trúc ấy. Bạn cần phải cảm nhận được nó bạn mới chụp được nó, thậm chí còn phải mạo hiểm.

Tôi đã rất khó khăn khi cố gắng "đột nhập" vào bên trong các công trình cổ để chụp ảnh trước khi chúng bị tháo dỡ, nhiều khi tôi phải lén lút như một gián điệp.

Có tòa nhà không ai có thể đột nhập vào bên trong để chụp ảnh trước khi nó bị tháo dỡ, nhưng tôi đã cố gắng giữ lại được những hình ảnh về tòa nhà tuyệt vời đó.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 3.

Một tòa nhà cổ kiểu Pháp trên đường Lê Lai, Phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM, toàn bộ mặt tiền với tấm chắn nắng đã bị phá hủy - Ảnh: GAREL ALEXANDRE

Việt Nam không chỉ có nón lá, áo dài

* Anh có nghĩ những bức ảnh của anh sẽ giúp bảo vệ những tòa nhà cũ ở Sài Gòn?

- Tôi ước chúng có thể giúp, nhưng tôi không nghĩ chúng có thể.

Chỉ có tiền mới có thể cứu được chúng. Tiền để mua khu đất của những tòa nhà cũ đó, cải tạo chúng thành những khách sạn sang trọng hoặc nhà hàng cao cấp.

Như Ba Son có thể được tái phát triển thành một tổ hợp thương mại và công viên cho người dân địa phương. Sài Gòn không có đủ công viên cho cư dân.

* Nếu những bức hình của anh không thể giúp ngăn chặn sự phá hủy các tòa nhà cũ, tại sao anh muốn chụp chúng?

- Tôi muốn lưu giữ lại lịch sử của thành phố qua những công trình tuyệt đẹp từng được xây dựng ở đây, để nhắc mọi người không lãng quên những vẻ đẹp này. Bạn hãy tưởng tượng 20 năm sau, những bức ảnh sẽ tiếp tục kể chuyện với mọi người về lịch sử của thành phố.

Việt Nam không chỉ có nón lá, áo dài, vịnh Hạ Long… Các bạn còn có kho báu di sản kiến trúc, những ngôi nhà cổ độc đáo. Đất nước của các bạn thật giàu có về di sản và chúng cần được bảo vệ. Các bạn đã dỡ bỏ Eden để xây dựng lên một trung tâm thương mại, tòa nhà mới cũng không thể thay thế viên ngọc kiến trúc Thương xá Tax.

* Anh nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu di sản Sài Gòn nhờ những bức ảnh chụp các tòa nhà cổ, nhưng dường như chúng không nuôi sống anh?

- Tôi làm những thứ khác để kiếm sống. Hiện tại những tấm ảnh chụp di sản Sài Gòn không mang lại cho tôi tiền bạc mà chỉ tiêu tốn tiền của tôi, nhưng có thể điều này sẽ thay đổi nếu một ngày nào đó người Việt bắt đầu mua sách hoặc ảnh của tôi.

alex 2-6 5(read-only)

Nhiếp ảnh gia Pháp Alexandre Garel

Nhiếp ảnh gia kiến trúc Alexandre Garel bắt đầu sống ở TP.HCM từ năm 2011 bằng nghề nhiếp ảnh. Anh cùng với tác giả Mel Schenk đã xuất bản cuốn sách tiếng Anh với nhan đề Southern Vietnamese Modernist Architecture (tạm dịch: Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam).

Trong năm nay, anh sẽ xuất bản tiếp hai cuốn sách: Saigon: Portrait of city (tạm dịch: Sài Gòn: Chân dung một đô thị), và cuốn Yangon: Portrait of city (tạm dịch: Yangon: Chân dung một "đô thị).

Một số tác phẩm khác của Nhiếp ảnh gia Pháp Alexandre Garel:

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 6.

Tòa nhà 213 Đồng Khởi (Catinat cũ) trước khi bị phá hủy.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 7.

Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại giữa thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam này nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 đang bị phá hủy.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 8.

Bên trong biệt thự cổ kết hợp giữa phong cách Pháp và Ba rốc trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, TP.HCM, đã bị phá hủy cuối năm 2016.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 9.

Đời sống tập thể rất đặc biệt trong chung cư 727 đường Trần Hưng Đạo mà trước đây là Presient hotel - tòa nhà hiện đại và cao nhất thời điểm nó được xây dựng những năm 1960.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 10.

Đài phun nước gần phố Bùi Viện, quận 1, TP.HCM đã bị phá hủy năm 2016.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 11.

Tòa nhà Ngân hàng Đông Dương trước đây, một kiệt tác kiến trúc tại TP.HCM.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 12.

Cầu thang diễm lệ của Thương xá Tax trước khi bị phá hủy năm 2016.

Nhiếp ảnh gia Alexandre Garel và những bức ảnh sẽ kể lại lịch sử Sài Gòn - Ảnh 13.

Cuốn sách Southern Vietnamese Modernist Architecture của hai tác giả Mel Schenk và Alexandre Garel - Ảnh: NVCC

Bộ ảnh phục chế Sài Gòn 100 năm trước gây sốt vì màu xanh cây cối

TTO - Bộ ảnh Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion, quan chức công trình công cộng người Pháp, được phục chế màu bởi nhóm Saigon Viewers.

THIÊN ĐIỂU thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar