26/10/2022 11:10 GMT+7

Nhiễm trùng nặng vì tự chích vỡ các mụn nước

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TT0 - Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da toàn thân khô, bong tróc, đặc biệt lòng bàn tay, lòng bàn chân nổi nhiều mụn mủ vàng đục, trợt loét rỉ dịch máu mủ và sốt…

Ngày 26-10, theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu TP.HCM, tại khoa lâm sàng 2 của bệnh viện này vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 52 tuổi, ngụ tại Tiền Giang bị viêm da cơ địa bội nhiễm nặng.

Bệnh nhân than đau, ngứa nhiều đồng thời ăn uống, đi lại sinh hoạt đều khó khăn.

Khoảng hai năm nay, bệnh nhân bị viêm da cơ địa, điều trị ổn. Gần đây, lòng bàn tay, bàn chân của bệnh nhân nổi nhiều mụn nước, cảm giác ngứa nhiều…

"Do ngứa, không ăn ngủ được nên tôi đã chích vỡ các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và chà xát mạnh cho đỡ ngứa. Sau mấy ngày, lòng bàn tay, lòng bàn chân sưng lên, xuất hiện nhiều mụn mủ trắng đục kèm sốt…", bệnh nhân cho biết.

BSCK2 Nguyễn Vũ Hoàng, trưởng khoa lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho hay có thể do bệnh nhân chích vỡ các mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân cộng với việc cào gãi, chà xát mạnh làm da bị tổn thương khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da, gây ra nhiễm trùng.

Đặc biệt, sau khi cấy dịch mủ ở lòng bàn tay, kết quả cho thấy có nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng đa kháng thuốc. Loại vi khuẩn này đề kháng với hầu hết các kháng sinh hiện nay, nên rất khó khăn trong việc điều trị.

Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh thế hệ mới, kháng viêm, thuốc thoa và chăm sóc vết thương tại chỗ.

Sau bảy ngày điều trị, các mụn mủ khô dần và bong tróc. Tình trạng bệnh cải thiện khoảng 80-90% so với lúc nhập viện.

Theo BS Nguyễn Vũ Hoàng, viêm da cơ địa là bệnh lý da viêm mạn tính, thường ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu như người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng da và đặc biệt là nhiễm trùng huyết, có nguy cơ tử vong cao.

Hiện nay, thời tiết đang chuyển hanh khô, là điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa tái phát.

Vì vậy khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như da nổi đỏ, tróc vảy, mụn nước, phù nề, rỉ dịch kèm với ngứa nhiều, người bệnh nên sớm đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đúng cách và tránh được các biến chứng của bệnh.

Tuyệt đối không được chích vỡ các mụn nước và hạn chế cào, gãi để tránh nhiễm trùng da.

Phòng đậu mùa khỉ, TP.HCM đề xuất cho người nhập cảnh khai báo việc nổi mụn nước, mụn mủ

TTO - Đó là một trong những nội dung được nêu tại văn bản kiến nghị Bộ Y tế triển khai khai báo y tế đối với người nhập cảnh tại các cửa khẩu TP của UBND TP.HCM ngày 27-7.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau 3 ngày ăn tiết canh heo, thanh niên 30 tuổi nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi (trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch, nghi do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Sau 3 ngày ăn tiết canh heo, thanh niên 30 tuổi nguy kịch

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar