17/06/2016 16:38 GMT+7

​Nhiễm giun, mối đe dọa sức khỏe trẻ em

Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM

Nhiễm giun rất phổ biến ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao từ 50 - 97% tùy theo vùng, miền.

Các loại giun phổ biến ở người là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim... Cũng theo WHO, tỷ lệ trẻ em mắc giun cao hơn ở người lớn.

Tại sao nhiễm giun lại nguy hiểm với trẻ em?

Nhiễm giun làm giảm tình trạng dinh dưỡng của người theo nhiều phương thức khác nhau như giun ký sinh lấy các chất dinh dưỡng từ các mô của cơ thể, bao gồm máu, dẫn đến sự thiếu máu và protein. Giun ký sinh làm cơ thể kém hấp thụ dinh dưỡng, làm thiếu hụt vitamin A. Nhiễm giun cũng gây giảm cảm giác ngon miệng, do đó giảm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Suy dinh dưỡng do các bệnh giun gây ra tác động đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.

Nhiễm giun nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ em dễ bị phơi nhiễm bệnh do tình trạng thể chất, dinh dưỡng và nhận thức kém và có nhiều hành vi với khả năng nhiễm giun cao như:

·         Thường xuyên chơi đùa nghịch đất cát, gặm móng tay

·         Bò lê la, đi chân đất không mang dép

·         Chưa có ý thức cao về vệ sinh cá nhân

Những loại giun phổ biến và triệu chứng thường gặp ?

Giun đũa: Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vòng quanh rốn, nôn ra giun, đi cầu ra giun và hay bị rối loạn tiêu hóa. 

Giun móc: Trẻ nhiễm giun móc thường mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ, đau cả lúc no, lúc đói, táo bón, đi ngoài phân đen, chóng mặt, ù tai, da xanh, thiếu máu. 

Giun tóc: Khi nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu nhiễm nặng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột già gây hội chứng lỵ. Trẻ đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn máu, nặng hơn có thể gây trĩ sa trực tràng.

Giun kim: Nhiễm giun kim hay gặp ở trẻ nhỏ, ban đêm trẻ thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều sẽ làm hậu môn xây xát dễ nhiễm khuẩn. Có thể phát hiện thấy giun kim ở hậu môn vào buổi tối khi trẻ ngứa hoặc tìm trứng giun kim trong phân.

Cơ thể người nhiễm giun qua đường nào?

Các bệnh giun truyền qua trứng giun từ phân của người bị nhiễm bệnh thải ra ngoài đất, giun trưởng thành sống trong ruột và từ đây hàng ngàn trứng được sinh ra mỗi ngày. Trứng giun sau khi thải ra đất theo phân làm cho đất bị nhiễm, đặc biệt tại các nơi thiếu vệ sinh

§  Ở giun đũa, giun tóc, giun kim: đường lây qua đường tiêu hóa. Nếu ăn phải thức ăn bẩn hoặc vệ sinh kém nhiễm trứng giun như các loại rau ăn sống hoặc các loại rau không được nấu chín kỹ, rửa sạch, bóc vỏ; cũng có thể nhiễm từ các nguồn nước bị nhiễm trứng giun; trẻ em nghịch đất cát nhiễm trứng giun, sau đó đưa tay vào miệng.

§  Đối với giun móc thì trứng giun sẽ nở thành ấu trùng ở đất, sau đó ấu trùng giun xâm nhập cơ thể người chủ yếu là chui qua da (chân, tay…). Những người bị nhiễm giun móc thường do thói quen đi không mang giày dép trên đất bị ô nhiễm.

§  Nhiễm giun không lây trực tiếp từ người sang người hoặc nhiễm từ phân tươi vì trứng giun được thải ra ngoài theo phân cần khoảng 3 tuần để phát triển thành trứng có ấu trùng mới có thể gây nhiễm, một khi giun trưởng thành không sinh sản được trong vật chủ (con người), trường hợp tái nhiễm chỉ xảy ra khi người tiếp xúc với giai đoạn có thể lây truyền của ký sinh trùng ngoài môi trường.

Phòng ngừa nhiễm giun bằng cách nào ?

Nhiễm giun đường ruột có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên việc phòng bệnh lại rất đơn giản. Mỗi gia đình cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Vệ sinh môi trường: giữ gìn vệ sinh nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Mỗi gia đình cần có nhà vệ sinh sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Vệ sinh cá nhân: thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, rửa hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần trẻ đi đại tiện, không cho trẻ đi đại tiện bừa bãi, không mặc quần hay mặc quần rách để tránh hậu môn tiếp xúc với đất. Không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát, nhắc nhở trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, vệ sinh đồ chơi cho trẻ hằng ngày.

- Vệ sinh ăn uống: thực hiện tốt ăn chín uống sôi. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt ăn uống của trẻ. Tập cho trẻ thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn. Các loại trái cây nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. Thức ăn đậy kín không để ruồi, nhặng đậu vào.

- Tẩy (xổ) giun định kỳ: Định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun một lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà có một người bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp. 

Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nhiễm giun trẻ em

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar