29/04/2022 07:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhện đực tẩu thoát 'nhanh như chớp' sau giao phối

HOÀI NHÂN
HOÀI NHÂN

TTO - Nghiên cứu cho thấy nhện đực Philoponella có khả năng phóng đi với tốc độ trung bình 65cm/giây, và có thể đạt 200cm/giây nếu chúng muốn tăng tốc.

Video cho thấy nhện đực phóng cực nhanh đi sau khi quan hệ cùng nhện cái - Video: Đại học Hồ Bắc (Trung Quốc)

Nhện cái vốn là loài rất tàn nhẫn với bạn tình của mình, bởi chúng thường có xu hướng ăn thịt các con đực nhằm chống đói sau khi ân ái. Điều này dẫn đến việc bọn nhện đực luôn phải có một số cơ chế phòng vệ để tránh rơi vào cảnh bị nhện cái "xơi tái".

Nghiên cứu mới từ Đại học Hồ Bắc (Trung Quốc) đã phát hiện một trong số những cơ chế như vậy, khi nhện đực thuộc loài Philoponella có xu hướng phóng đi rất nhanh sau thời gian "mặn nồng" cùng nhện cái.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy nhện đực Philoponella có khả năng phóng đi với tốc độ trung bình đạt khoảng 65cm/giây và có thể đạt 200cm/giây nếu chúng muốn tăng tốc. Đây là vận tốc rất ấn tượng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Đại học Hồ Bắc được đăng tải trên tạp chí Current Biology.

Để đạt được vận tốc đó, các con đực đã phải dựa vào các đốt gập ở chân, vốn đóng vai trò như những chiếc lò xo nén và sẵn sàng bật ra ngay sau khi cuộc ân ái kết thúc, theo ông Shichang Zhang - thành viên nhóm nghiên cứu.

Nhện đực tẩu thoát nhanh như chớp sau giao phối - Ảnh 2.

Hai con nhện Philoponella đang giao phối - Ảnh Đại học Hồ Bắc (Trung Quốc)

Ông Zhang cho biết thêm quá trình tẩu thoát của nhện đực đồng thời sẽ là cơ sở để nhện cái đánh giá chất lượng sinh sản của đối tác. Nếu nhện đực có khả năng phóng đi nhanh và nhiều lần trốn thoát, nhện cái sẽ chấp nhận "hạt giống" mà nhện đực trao cho.

Trước nghiên cứu này, một số báo cáo cũng cho thấy nhện cái thuộc các loài khác nhau cũng có đặc tính ăn thịt bạn tình tương tự loài Philoponella. Điều này đã dẫn đến các cơ chế phòng vệ rất thú vị ở các con đực.

Chẳng hạn như nhện đực thuộc loài Thanatus Fabricii thường trói nhện cái bằng tơ rồi mới quan hệ, còn nhện đực Latrodectus cũng thường rung lắc bụng nhằm báo hiệu cho nhện cái rằng chúng muốn giao phối và không phải là thức ăn.

Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

TTO - Loài nhện mới vừa được phát hiện khiến không ít chuyên gia ngỡ ngàng vì họa tiết trên cơ thể chẳng khác tranh vẽ. Nhiều người còn đùa rằng, phải chăng Van Gogh lấy ý tưởng từ loài vật này cho kiệt tác của mình?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar