05/05/2017 11:19 GMT+7

Nhật, Trung, Hàn quyết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại

THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật)
THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật)

TTO - Những mối lo về các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ của Mỹ là có thật. Ba cường quốc Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa lên tiếng sẽ chống lại điều đó.

Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Yoo Il Ho (trái) và thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Haruhiko Kuroda trước cuộc họp ba nước tại Yokohama sáng 5-5 - Ảnh: Reuters

Trong bản thông cáo chung vừa công bố sáng nay (5-5) sau cuộc họp tại Yokohama (Nhật Bản), các bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng trung ương của ba nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đã thể hiện quyết tâm chống lại “mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ”.

Thông cáo cho biết ba nước đông bắc Á đi đến nhận định chung “thương mại là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và của phát triển, góp phần nâng cao năng suất và tạo ra việc làm” và ba nước sẽ “chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ”.

Những phát ngôn này được cho là mạnh mẽ hơn các phát ngôn được đưa ra hồi giữa tháng 3 vừa qua sau hội nghị các bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng trung ương khối G20 tổ chức ở Baden-Baden (Đức).

Hôm 18-3, vừa qua, kết thúc hai ngày hội nghị tại Đức, bản Tuyên bố chung của các lãnh đạo tài chính khối G20 đã không đưa ra cam kết cụ thể nào về thương mại tự do và chống bảo hộ thương mại.

Trong nhiều năm qua, các nước thành viên G20 đã cam kết không định giá thấp tiền tệ, đồng thời chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại.

Tại cuộc họp sáng nay bên lề Hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức ở Yokohama, các lãnh đạo tài chính của ba nước cũng tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác để chống lại những mối lo dai dẳng phát sinh từ tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay cũng như từ những nguy cơ bất ổn về địa chính trị.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại và kết nối ở cấp độ cao giữa ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đối phó với mọi tình huống bất ổn tài chính trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị và nguy cơ bất ổn ngày càng gia tăng của kinh tế toàn cầu”, bản thông cáo cho biết.

Các lãnh đạo tài chính của ba nước đông bắc Á cũng đồng tình nhận định rằng các nền kinh tế khu vực châu Á vẫn giữa được mức tăng trưởng “tương đối mạnh mẽ” nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng các nguy cơ vẫn tồn tại nên các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo có các công cụ cần thiết để duy trì mức tăng trưởng mạnh như dự báo.

Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu sự tổn thương của khu vực trước sự biến động của đồng USD, Nhật Bản cũng đề xuất lập ra các thoả thuận hoán đổi song phương với các quốc gia Đông Nam Á, nhằm có thể cung cấp quỹ bằng tiền yen của Nhật trong những giai đoạn căng thẳng về tài chính.

Các bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng trung ương của ba nước cũng cho biết dự kiến nhóm họp tại Manila (Philippines) vào tháng 5-2018.

Trước đó, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực ASEAN+3 của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), công bố lần đầu vào ngày 4-5 tại Yokohama, cho biết chương trình khôi phục kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể giúp kinh tế Mỹ tiến bộ hơn trong thời gian tới, tuy nhiên việc triển khai các chính sách hạn chế thương mại và nhập cư cũng có thể gây ra tác động bất lợi đến bức tranh tăng trưởng toàn cầu.

THANH LIÊM (từ Yokohama, Nhật)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar