19/04/2023 15:03 GMT+7

Nhật trả lại Việt Nam 90 lô hàng xuất khẩu năm 2022

Năm qua, chỉ riêng ngành nông thủy sản, số vụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Nhật trả về là 90 vụ, tăng gần gấp đôi so với năm 2018 (54 vụ). Phần lớn hàng bị trả do các vi phạm về chất lượng như tồn dư chất cấm, không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Nhật trả lại Việt Nam 90 lô hàng xuất khẩu năm 2022 - Ảnh 1.

Ông Đỗ Quốc Hưng, phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chia sẻ những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - Ảnh: X.A.

Đó là thông tin được ông Đỗ Quốc Hưng, phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chia sẻ tại hội thảo "Thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trong tình hình mới" ngày 19-4.

Theo ông Hưng, những năm trở lại đây, các tiêu chuẩn nhập khẩu của Nhật ngày càng khắt khe. Chỉ riêng ngành nông thủy sản, 5 năm trở lại đây số vụ lô hàng Việt xuất khẩu sang Nhật bị trả về đã tăng gần gấp đôi, từ 54 vụ năm 2018 lên 90 vụ năm 2022.

Không chỉ nông thủy sản gặp khó, ngành dệt may cũng phải liên tiếp đối mặt thách thức khi không chỉ phải bền đẹp, đa dạng mẫu mã, mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường.

Tiêu chuẩn khắt khe, doanh nghiệp lại thiếu thông tin về nhu cầu thị trường, cách tiếp thị, đối thủ cạnh tranh… nên xuất khẩu sang thị trường Nhật còn hạn chế. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng chưa khai thác hiệu quả các kênh phân phối, khả năng quản lý còn yếu.

Xuất khẩu thị trường Nhật: Còn nhiều dư địa phát triển

Nếu khắc phục được những vấn đề trên, ông Hưng nhấn mạnh thị trường Nhật cực kỳ tiềm năng, còn nhiều dư địa để tăng trưởng, phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực mũi nhọn của Việt Nam.

Ông Hưng dẫn chứng, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật là 23,8 tỉ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chỉ đạt 2,9 tỉ USD, chiếm 12,1% thị phần; kim ngạch nhập khẩu da giày của Nhật đạt 4,5 tỉ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu từ Việt sang Nhật ngành này chỉ đạt 823 triệu USD, chiếm 18,2% thị phần.

Đặc biệt, mặt hàng chuối tươi và sấy khô mỗi năm Nhật Bản bỏ ra tới 981 triệu USD nhập nhưng Việt Nam chỉ chiếm 0,6% thị phần, tương đương kim ngạch xuất khẩu 6,6 triệu USD…

Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ trên thế giới thông qua hàng loạt ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định FTA như AJCEP, VJEPA, CPTPP, RCEP,…

Theo ông Hưng, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng chủ động nghiên cứu tìm hiểu các ưu đãi thị trường (thuế, hạn ngạch...); chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư, tiếp cận kênh phân phối...

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh, sản xuất theo tiêu chuẩn nhập khẩu; nâng cao kỹ năng quản lý xuất xứ hàng hóa, quản lý nguyên liệu đầu vào để hưởng ưu đãi.

Đẩy mạnh khai thác nguồn hàng hóa xuất khẩu từ Lào

Với lợi thế cửa ngõ ra biển của vùng Nam Lào, cảng Chu Lai (Quảng Nam) đã đầu tư đồng bộ về hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ, nâng cấp chuỗi dịch vụ để đẩy mạnh khai thác nguồn hàng xuất khẩu từ đất nước “triệu voi” này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất tăng 7,2% lương tối thiểu vùng từ ngày 1-1-2026, tương tương mức tăng 250.000 - 350.000 đồng tùy khu vực.

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng.

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt tiền" khuyến mãi.

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1-7-2026 không còn mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar