10/11/2018 14:28 GMT+7

Nhật tiếp nhận lao động nước ngoài đến mức nào?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Nhật Bản từng bước mở cửa cho lao động nhập cư trong nỗ lực giải quyết vấn nạn thiếu hụt nhân lực. Nhưng để lao động nước ngoài bước qua cánh cửa ấy còn nhiều vấn đề bàn cãi.

Nhật tiếp nhận lao động nước ngoài đến mức nào? - Ảnh 1.

Một thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam làm việc trong nhà máy ở tỉnh Guma - Ảnh: Nikkei Asian Review

Nikkei Asian Review ngày 9-11 đưa tin các nhà làm luật Nhật Bản đã thảo luật yêu cầu chính phủ phải có trách nhiệm dạy tiếng Nhật cho các lao động nước ngoài, thông qua khoản hỗ trợ cho các địa phương và các công ty. Dự luật dự kiến sẽ trình lên quốc hội trong tháng này.

Trước đó, chính quyền thủ tướng Shinzo Abe ngày 8-11 cũng trình lên quốc hội kế hoạch cải tổ chính sách nhập cư mà nội các đã thông qua tuần trước, chuẩn bị cho việc mở cửa từ 4-2019 và đón nửa triệu lao động nước ngoài đến 2025. Theo đó, Nhật sẽ mở thêm hai loại thị thực mới cho các lao động kỹ thuật cao và thấp trong 14 lĩnh vực.

Để sắp xếp ổn thỏa cho các lao động đến Nhật, chính quyền nước này dự kiến điều chỉnh hệ thống bảo hiểm y tế trước lo ngại của các công ty về chi phí y tế sẽ tăng mạnh và ngăn tình trạng lạm dụng lao động nước ngoài. Một số nghị sĩ cũng ủng hộ việc đảm bảo chi trả công bằng và cho phép lao động nước ngoài đem người thân đến Nhật. 

Chúng tôi sẽ tổng hợp 'các biện pháp toàn diện' về lao động nước ngoài trong cuối năm nay.

Bộ Tư pháp Nhật

Năm 2017, Nhật có hơn 1,28 triệu lao động nước ngoài, tăng gấp đôi so với 2012, trong đó chiếm phần lớn là người Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Chính phủ Nhật có chương trình đào tạo 5 năm cho các lao động nước ngoài. 

Tuy nhiên có ý kiến chỉ trích các công ty lợi dụng những chương trình này để lạm dụng lao động các nước, chưa kể những lao động này không có kỹ năng phù hợp với các ngành thiếu hụt nhân lực. Nhiều người lo ngại việc cải tổ khiến chính sách nhập cư trở nên lỏng lẻo.

Nhật tiếp nhận lao động nước ngoài đến mức nào? - Ảnh 3.

Lao động Indonesia tại Nhật - Ảnh: Guardian

"Đừng hiểu nhầm, chúng ta không theo đuổi một chính sách nhập cư thông thường. Chỉ là thật sai lầm khi áp các tiêu chuẩn của chúng ta lên người nước ngoài. Thay vào đó, điều quan trọng là tạo môi trường để mọi người có thể hòa hợp" - Guardian dẫn lời ông Abe nói, trấn an rằng phần lớn các lao động sẽ không ở lại Nhật vĩnh viễn và chính sách sẽ được cân nhắc lại khi giảm bớt tình trạng thiếu hụt.

Chương trình cải tổ nhập cư dự kiến cũng sẽ vấp phải sự phản ứng từ các đảng đối lập trong quốc hội Nhật Bản. Đảng cánh hữu Japan First cho rằng làn sóng người nhập cư sẽ tạo gánh nặng lớn lên hệ thống phúc lợi và làm gia tăng tình trạng tội phạm.

Tờ Asahi cũng chỉ trích chính quyền ông Abe chậm chạp trong việc giải quyết các lo ngại về việc tiếp nhận lao động nước ngoài. "Dù có gọi họ là người nhập cư hay là không, chính phủ có trách nhiệm xác định tầm nhìn thuyết phục và rõ ràng về tương lai của xã hội Nhật Bản, nơi mà lao động nước ngoài và công dân Nhật có thể làm việc cùng nhau và cảm thấy được đảm bảo" – tờ này viết.

Người dân Nhật Bản cũng tỏ ra cởi mở. Theo khảo sát của TV Tokyo và báo Nikkei, 54% cử tri Nhật ủng hộ việc cho phép các lao động kỹ năng thấp vào nước này trong khi 36% phản đối. Tỉ lệ ủng hộ ở người trẻ đặc biệt cao hơn.


TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar