27/11/2012 18:52 GMT+7

Nhật mất dần "ngai vàng" điện tử gia dụng?

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Sự trỗi dậy của các tên tuổi nước ngoài đã khiến ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản mất dần thị phần và lâm vào cảnh khó khăn trong vài năm trở lại đây.

Phóng to
Quận Akihabara, trung tâm mua sắm hàng điện tử nổi tiếng nhất nước Nhật – Ảnh: Internet

Hàng loạt "tin xấu" về thị phần, doanh thu, cắt giảm nhân sự... liên tục ập đến với các tập đoàn điện tử gia dụng Nhật Bản như Sony, Panasonic hay Sharp thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xứ hoa anh đào. Điều gì đã xảy ra?

Ngủ quên trên chiến thắng

Trong chuyến công tác đến Nhật năm 2004, cây bút công nghệ Michael Gartenberg (Thời báo Phố Wall) đã rất ấn tượng khi trông thấy chiếc Librie của Sony, máy đọc sách dùng “mực điện tử” (e-ink) đầu tiên của thế giới vào thời điểm đó.

Khi ấy, Gartenberg đã bị thuyết phục chiếc máy hẳn sẽ đóng vai trò tiên phong của một làn sóng thiết bị điện tử gia dụng mới sắp đổ bộ lên thị trường Hoa Kỳ và phương Tây. Tuy nhiên đã có một vấn đề: hệ điều hành của Librie chỉ hỗ trợ tiếng Nhật, việc tải sách cần được thực hiện thông qua máy tính và các lựa chọn dịch vụ đều rất hạn chế.

Ngày nay, thiết bị Kindle của Amazon đang thống trị gần như tuyệt đối thị trường máy đọc sách điện tử, còn Sony lại đang ở vào thế “trầy vi tróc vảy” khi các thế hệ tiếp theo của chiếc Librie chỉ chiếm vỏn vẹn 2% thị trường này.

Phóng to
Thiết bị Librie của Sony ra mắt trước Amazon Kindle đến ba năm – Ảnh: Internet
Phóng to
Biểu đồ thị trường thiết bị đọc sách điện tử năm 2012, Sony (Nhật) chiếm 2% thị phần so với con số 62% của Kindle (Amazon, Mỹ) - Ảnh: Internet

Trên thực tế, kịch bản tương tự đã diễn ra không ngừng trong 20 năm qua đối với các tập đoàn điện tử Nhật, vốn một thời từng dẫn đầu thị trường thế giới. Họ làm được điều đó cũng như đánh bại mọi đối thủ nhờ sự đột phá, cách tân và cực kỳ sáng tạo trong khâu thiết kế phần cứng, từ TV màn hình phẳng cho đến điện thoại di động đa chức năng.

Thế nhưng, cũng trong hầu hết trường hợp, các đối thủ nước ngoài đã nhanh chóng phản công bằng việc cải tiến chất lượng sản phẩm nhanh chóng, sử dụng hệ điều hành/phần mềm thân thiện và dịch vụ trực tuyến đơn giản hơn, và không quên kèm theo một chiến lược tiếp thị thông minh.

Chúng tôi (các công ty điện tử Nhật) đã quá tự tin về công nghệ và năng lực sản xuất của mình, kết cục là hiện nay chúng tôi mất phương hướng trong việc tìm hiểu khách hàng muốn gì” - chủ tịch Tập đoàn Panasonic Kazuhiro Tsuga phát biểu tại buổi họp báo nhậm chức vào tháng 6-2012, sau khi Panasonic chứng kiến khoản thua lỗ lớn nhất trong suốt 94 năm lịch sử hãng.

Tất cả đã khiến những niềm tự hào của công nghiệp điện tử Nhật, chẳng hạn Sharp, phải vật lộn với cảnh thua lỗ cùng giá cổ phiếu trượt dốc. Sony đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn bộ tập đoàn sau bốn năm liền kinh doanh không có lãi. Một ông lớn khác là Panasonic cũng đang lên kế hoạch cắt giảm dây chuyền sản xuất hàng điện tử gia dụng.

Ngoài ra, sự tăng giá của đồng yen cũng là tác nhân rất lớn góp phần giảm lợi nhuận của các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài - một vấn đề mà người Hàn Quốc đã tránh được nhờ đồng won có giá trị yếu hơn. Như một hệ quả tất yếu, lợi nhuận suy yếu khiến các công ty Nhật cũng vì thế phải cắt giảm chi phí cho bộ phận nghiên cứu và sản xuất, đồng nghĩa với sự kém cạnh tranh trong việc tạo ra các sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Con số thua lỗ của ba tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản gồm Sony, Sharp và Panasonic lên đến… 20 tỉ USD trong năm tài khóa 2011. Đây là sự tương phản quá khác biệt so với thời kỳ hoàng kim vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, khi Nhật Bản thống trị toàn bộ thị trường điện tử dân dụng thế giới bao gồm chip nhớ, TV CRT màu và máy ghi âm băng cassette, còn bộ phận nghiên cứu của họ phát minh những thiết bị mang tính “cách mạng” của cả một thời kỳ như máy nghe nhạc di động Walkman, đầu đĩa CD và DVD…

* Nhịp sống số: |

Nhưng giờ đây, các tên tuổi Nhật Bản chỉ là thứ yếu sau các thương hiệu Apple, Google (Hoa Kỳ) và Samsung Electronics (Hàn Quốc).

Mời xem tiếp trang 2

"Trâu chậm uống nước trong"

Sự suy yếu hiện tại của ngành điện tử Nhật lại đến chính từ điểm mạnh truyền thống của họ: sự ám ảnh cực đoan đối với khái niệm “monozukuri”, hay còn gọi là nghệ thuật chế tác. Khái niệm đồng thời cũng là niềm tự hào quốc dân nói trên đã thúc đẩy các công ty Nhật cải tiến sản phẩm theo các tiêu chí mỏng hơn, nhỏ nhất… trong khi lại đánh mất các yếu tố thật sự quan trọng cho người dùng như thiết kế và sự tiện dụng.

Người dẫn đầu đoàn đua luôn hứng chịu nhiều gió nhất, đôi khi kẻ đi sau lại dễ chiến thắng hơn” - câu nói của Tadashi Saito, giám đốc phát triển chiến lược Sony, có lẽ rất phù hợp để minh họa tình cảnh bị “truất ngôi” của làng điện tử Nhật vào thời điểm hiện tại.

Quay lại trường hợp của máy đọc sách điện tử, Sony tập trung vào việc bán thiết bị, còn Amazon chú trọng đến tiêu thụ sách. Kết quả là Kindle đã chiến thắng do thực hiện đúng chức năng của mình: dễ đọc và mua sách trực tuyến thuận tiện.

“Mặc dù đã tạo ra một thiết bị có khả năng thống trị một thị trường riêng, song Sony đã để mất thời cơ này” - ông Gartenberg, giám đốc hãng nghiên cứu thị trường Gartner, phát biểu.

Một ví dụ gần nhất của sự tụt hậu mà làng điện tử Nhật đang đồng loạt nếm trải là việc chậm chân trong công tác nghiên cứu và sản xuất công nghệ được xem như nền tảng chuẩn của TV tương lai: “OLED”, giúp tiêu thụ năng lượng siêu thấp và giảm độ dày thiết bị.

Nhà sản xuất TV số 1 Hàn Quốc đã và đang dẫn đầu thị trường dành cho màn hình OLED cỡ nhỏ dùng trong smartphone và các thiết bị di động khác, Samsung Electronics và "đồng hương" LG Electronics đã xuất xưởng chiếc TV OLED 55-inch thương mại đầu tiên trong năm nay. Đây là một bước tiến công nghệ rất lớn nếu biết rằng các đại gia công nghệ Nhật như Sony, Sharp, Toshiba và Panasonic tuy đã dành nhiều năm nghiên cứu OLED trước cả Samsung, song lại chật vật trong việc thương mại hóa công nghệ hiển thị này.

Phóng to
Samsung và LG (Hàn Quốc) đã qua mặt người Nhật trong việc thương mại hóa TV OLED - Ảnh: Internet

Đây cũng là lý do khiến Sony và Panasonic, từng một thời là đại kình địch của nhau, nay phải hợp tác một cách chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực phát triển màn hình OLED nhằm thu hẹp khoảng cách với công nghiệp điện tử Hàn Quốc. ("")

Riêng với Sony, liên minh này được xem như một bước lùi, khi chính họ từng bán ra chiếc TV OLED đầu tiên của thế giới cách đây năm năm (2007). Khi đó, ban lãnh đạo Sony gọi đây là biểu tượng cho “sự trở về của Sony”. Tuy nhiên, mức giá 2.500 USD mỗi chiếc TV OLED 11-inch với độ dày 0,25cm là một thất bại khi không được thị trường chào đón.

Vào năm 2004, Sony là hãng điện tử đầu tiên giới thiệu công nghệ chiếu sáng LED cho TV LCD truyền thống để tiết kiệm năng lượng và tăng độ phát sáng. Năm 2008, Sony cũng đi tiên phong trong việc gắn đèn nền LED quanh viền TV nhằm giảm độ dày thiết bị.

* Xem: |

Thế nhưng kẻ chiến thắng sau cùng lại là… Samsung. Khi hãng điện tử Hàn Quốc ra mắt công nghệ tương tự một năm sau đó, họ dùng cụm từ “LED TV” để gọi các sản phẩm của mình nhằm phân biệt với những TV LCD hiện có. Chiến lược thương mại này đã thành công rực rỡ kể từ đó đến nay, với việc Samsung hiện chiếm đến một nửa thị trường TV LED Bắc Mỹ, còn Sony thậm chí còn không có trong danh sách năm công ty đứng đầu.

THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Từ smartphone trong túi đến ổ khóa căn hộ hay ngân hàng số, công nghệ vân tay đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống số.

Cảm biến vân tay và cuộc sống số: Một chạm, nhiều đổi thay

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar