'Nhật ký đời tôi', từ YouTube đến TikTok

Sự xuất hiện của YouTube năm 2005 đã nhanh chóng mở ra một hình thức ghi lại và chia sẻ "nhật ký đời tôi" của mỗi cá nhân cho cả thế giới thông qua video (vlog), thay vì chỉ là bài viết (blog) trước đó. 

Hơn 10 năm sau, sự trỗi dậy của TikTok cùng với thời đại smartphone chỉ làm xu hướng này bùng nổ hơn nữa.

Điều đáng nói là, dù ở thời đại nào thì các nhật ký video kiểu "một ngày của tôi" - hôm nay tôi làm gì, ăn gì, đi đâu - vẫn luôn thu hút được người xem. 

Tính đến ngày cuối cùng của năm 2022, các video có gắn hashtag #dayinthelife (ngày trong đời), #dayinmylife và #dailyvlog (vlog mỗi ngày) thu hút tổng cộng hơn 61 tỉ lượt xem trên TikTok.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 1.
Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 2.

Một ngày cuối tuần của một người đàn ông 28 tuổi ở Chicago sẽ thế nào? Theo video TikTok với tiêu đề này của Mike Schwanke, nó diễn ra như sau: 

Đầu tiên anh mở một lon nước tăng lực và kể với người xem rằng hôm nay chỗ làm của anh tổ chức ngày "nhận thức về tinh thần", vì vậy anh ăn sáng muộn với một người bạn tên Lizzie.

Bữa ăn bao gồm thịt gà, bánh waffle và một ly cocktail xanh dương có kẹo bông bên trong.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 3.

Điểm kỳ lạ là chỉ trong "một ngày cuối tuần" mà Schwanke đến Bảo tàng Kem - được xem là một trong những địa điểm buồn tẻ và đắt đỏ, bỏ tiền mua vé vào chỉ để chụp hình "sống ảo" - đến bốn lần và uống tới sáu tháp margarita.

Những chi tiết này hóa ra hoàn toàn là cố tình - tất cả các cảnh quay đều do anh lấy từ video khoe khoang cuộc sống hằng ngày của các TikToker khác và ghép lại. Chỉ duy nhất chuyến đi siêu thị Target mua đồ là thật.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 4.

Những cảnh điển hình trong vlog "một ngày trong đời".

"Tôi mới chuyển đến Chicago, bạn gái và bạn bè của tôi đều ở xa thành phố. Gần như tôi chỉ dắt chó đi dạo, làm bánh sandwich và đi Target" - anh nói với Vox.

Với một đời sống như thế, dĩ nhiên Schwanke không muốn nhảy vào trào lưu vlog nhật ký đời tôi mà có một ý tưởng khác: làm video giễu nhại xu hướng này, như video "My weekend as a 28-year-old in Chicago" kể trên.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 5.

Tất cả đều thể hiện một người đang một mình và muốn được mọi người nhìn thấy. "Có thể họ đang tìm kiếm một ý nghĩa nào đó.

Có thể họ cảm thấy cuộc sống của mình nhỏ bé, hoặc ngược lại, quá lớn đến mức họ không ngừng muốn chia sẻ nó" - Rebecca Jennings, cây bút chuyên về mạng xã hội và sáng tạo nội dung, viết cho Vox.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 6.

Theo báo Sydney Morning Herald - tờ báo lâu đời nhất nước Úc, không ít vlog "ngày trong đời tôi" bị chỉ trích là ái kỷ, và nhiều trường hợp khác bị chê là "chia sẻ quá nhiều và lý tưởng hóa mọi thứ".

Trao đổi với Sydney Morning Herald, giáo sư Ofir Turel, người nghiên cứu hành vi truyền thông xã hội tại Đại học Melbourne, cho rằng hầu hết nội dung trên mạng xã hội đều thiếu chân thực.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 7.

Lấy ví dụ thể loại phổ biến nhất, ít nhất là trên TikTok của Jennings, là những video mà cô gọi là "các cô gái làm salad chăm sóc da".

Họ, những phụ nữ ở độ tuổi đôi mươi, sống trong những tòa nhà chung cư lớn nơi mọi thứ đều không trắng thì xám và dường như không bao giờ phủ dù chỉ một hạt bụi.

Họ có thói quen chăm sóc da lên đến chục bước hoặc hơn, dọn chiếc giường êm ái, trắng tinh mỗi sáng và làm công việc mà nếu gọi kém sang thì là "gửi email" hoặc những việc hoàn toàn có thể làm từ xa, chỉ cần ngồi tại chỗ, với nhiệm vụ chính dường như là tham dự các cuộc họp Zoom.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 8.

Một điểm khác khiến nhiều người, trong đó có Schwanke, khó chịu đối với loại nội dung này chính là giọng điệu vờ khiêm tốn và nghiêm túc của những người làm video.

"Họ đăng bài như thể cuộc sống của họ bình thường hoặc không có gì đặc biệt, nhưng hầu hết ai cũng thấy họ là con nhà giàu, sống ở Brooklyn (một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới) và đang tận hưởng một cuộc đời điên rồ" - anh bất bình với Vox.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 9.

Tháng 10-2022, Nylah Boone, nhân viên hợp đồng với Apple, đăng video "Một ngày của cô gái da đen làm việc trong lãnh vực công nghệ" lên TikTok, và sau đó hãng này từ chối gia hạn hợp đồng với cô

Trong trường hợp của Kendel Kay, những chỉ trích nhắm vào nữ TikToker 25 tuổi này có hơi khác. 

Cô thường đăng những video về các hoạt động buổi sáng của bản thân như viết nhật ký, tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa, làm nước ép trái cây với vai trò là một người bạn gái không đi làm và chỉ ở nhà (#stayathomegirlfriend).

Bạn trai cô, người điều hành một công ty khởi nghiệp trong ngành quan hệ công chúng, cũng là một TikToker thường xuyên đăng bài về hành trình trở thành tỉ phú.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 10.

Theo Jennings, khi đã đăng nội dung về cuộc sống cá nhân lên mạng thì không tránh khỏi cảnh gây hoang mang dư luận. Người xem có thể bóp méo nội dung video "ngày trong đời tôi" một cách tùy thích, họ gán cho chúng một luận điểm và chỉ trích luận điểm đó.

Trên thực tế, đối với những người trong cuộc như Kay, các vlog chỉ đơn giản là một cách để lãng mạn hóa những khoảnh khắc nhàm chán trong cuộc đời của bản thân.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 11.
Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 12.

Công bằng mà nói, những video TikTok này đang góp phần lan tỏa cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội. Nhờ chúng, nhiều người mới biết đến một ngày bình thường của sinh viên trường y hay một giáo viên lớp 5 là như thế nào.

Cũng có những video về đời sống thường nhật của những học sinh bỏ học cấp 3 rồi trở thành kỹ thuật viên nối mi hay những phụ nữ làm nhiều công việc cùng lúc.

Cũng không thiếu các vlog về những phụ nữ không có con nhưng vẫn sống hạnh phúc, những người vợ truyền thống ở nhà chăm sóc chồng con cũng viên mãn không kém, những người vô gia cư đang trong quá trình cai nghiện và những nhân viên ngân hàng cao cấp giàu có, sống trong các căn hộ màu xám với những chiếc tủ khổng lồ chỉ để đựng giày.

Thậm chí có trường hợp khá đặc biệt - một phụ nữ sống và làm việc trong ngôi nhà ma ám - đã truyền cảm hứng cho loạt phim The Conjuring.

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 13.

Ta được nhìn thoáng qua cuộc sống của những người không phải là người nổi tiếng nhưng vẫn có nét gì đó thu hút. Ngoài ra, cây bút của Vox cho rằng bằng cách xem người khác làm việc hiệu quả, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân làm việc hiệu quả.

Chính Schwanke cũng thừa nhận với trang BuzzFeed News: "Tôi nghĩ ngay cả khi ai đó quay lại cảnh họ chỉ ở nhà và chơi điện tử, tôi vẫn muốn biết họ nấu gì cho bữa trưa. Tôi thấy điều đó thật thú vị. Tôi nghĩ việc có được một cánh cổng để bước vào cuộc sống của người khác cũng thú vị".

Nhật ký đời tôi, từ YouTube đến TikTok - Ảnh 14.
PHAN BẢO
VÕ TÂN


Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Liên minh Nhân lực chiến lược thực thi nghị quyết 57 nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác đào tạo, quản trị và hoạch định chính sách.

Năm trường đại học 'bắt tay' phát triển nhân lực

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Nhiều người kỳ vọng chuyển sang bếp từ sẽ tiện hơn, nhanh hơn. Nhưng đến lúc nấu, không ít người “lóng ngóng” với bảng cảm ứng, không biết phải sử dụng thế nào.

Vì sao nhiều người vẫn chưa 'thân' với bếp từ?

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Robot hình người Unitree H1 tại một cơ sở thử nghiệm ở Trung Quốc mất kiểm soát, bất ngờ tấn công hai kỹ thuật viên.

Robot AI đột ngột tấn công 2 người, lo sợ về 'cuộc nổi dậy của robot'

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian

Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra hệ thống pin có thể liên tục tạo ra điện trong 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt của không gian bên ngoài.

Nhật Bản tạo ra pin có thể hoạt động 100 năm ngoài không gian
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng