16/05/2021 19:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhật ký bác sĩ: Tạm biệt những ngày khó quên...

Bác sĩ NGUYỄN ĐĂNG KHIÊM
Bác sĩ NGUYỄN ĐĂNG KHIÊM

TTO - Sau 5 ngày bị cách ly y tế, hôm nay 16-5, sau khi tất cả 20 y bác sĩ có kết quả xét nghiệm âm tính và khoa được khử khuẩn đúng quy định, khoa cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị được quay lại hoạt động.

"Nhật ký những ngày cách ly" của bác sĩ trưởng khoa cấp cứu Nguyễn Đăng Khiêm và 19 đồng nghiệp đăng tải trên Tuổi Trẻ Online được bạn đọc yêu mến. Hôm nay các y bác sĩ trở lại cuộc sống bình thường. 

Mời bạn đọc theo dõi ngày cuối cùng trong đợt cách ly của các y bác sĩ cấp cứu:

"Bắt đầu thấy sự "chùng". Bản thân bắt đầu cảm thấy sự bất lực trong việc "giữ lửa". Có lẽ sự bình yên hàng ngày ở một bệnh viện không có quá nhiều "sóng gió" trong công việc làm cho mọi người chưa thể ngay lập tức quen với việc này.

Mọi sự nhờ Trời. Hy vọng và hy vọng.

Rồi cũng đến cái lúc chấm dứt một "khoảng lặng" để quay về với cuộc sống bình thường. "Cách ly" thì không định trước nên chả có gì để ngóng trông hay lo lắng trước đó, nhưng "ngày về" thì có.

Không ai nói ra, không ai dám hỏi "sếp" về cái ngày đó vì "tụi nó" cũng biết "sếp" còn sốt ruột hơn nhiều. Tính từng ngày, chờ đợi mỗi kết quả xét nghiệm, mỗi lần "âm" là con đường về nhà ngắn lại, nhưng "ngắn" là bao nhiêu thì không hề biết trước.

Tập thể khoa, trung tuổi có, trẻ tuổi có, chưa có gia đình cũng có, mỗi tầm tuổi và hoàn cảnh sẽ có những suy nghĩ khác nhau, nhưng có lẽ qua những ngày này, ai cũng sẽ có những cảm nhận nhất định về mọi điều trong cuộc sống, các bạn của tôi hãy giữ lấy, hãy chiêm nghiệm và tôi mong nó sẽ là những điều tốt đẹp đi cùng các bạn trên suốt hành trình đời người.

Điều mừng nhất là không ai mất hoàn toàn tinh thần và chưa ai thốt lên câu "giá mà", chứng tỏ các bạn của tôi yêu nghề và luôn sẵn sàng chấp nhận mọi hệ lụy mà nghề mang đến. Tôi tin chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp một cách vững vàng và đoàn kết hơn nữa trên chặng đường sắp tới.

Chúng tôi cách ly với hoàn cảnh và tâm thế khác với những đồng nghiệp phải cách ly cùng bệnh nhân trong các khu điều trị. Chúng tôi bất ngờ, không có sự chuẩn bị nhưng không vất vả, không đối mặt với nguy cơ hàng phút, hàng giờ như các đồng nghiệp ấy.

Công việc của chúng tôi đơn giản hơn rất nhiều, nhưng không vì thế mà chúng tôi không thông cảm với các đồng nghiệp tuyến đầu. Từ đáy lòng, chúng tôi cảm phục và tự hào vì được đứng cùng hàng ngũ.

Các bạn sẽ căng thẳng về tinh thần, mệt mỏi về thể chất hơn chúng tôi nhiều lắm, vẫn biết chúng ta được xã hội phân công và luôn cố gắng làm tốt nhất nhưng trong lòng không thể không xót xa.

Những con người bằng xương thịt, những cảm xúc lúc mạnh mẽ, khi mong manh, làm sao tránh được những lúc tinh thần xuống tận "đáy". Vậy mà các anh chị vẫn cố gắng, vẫn chưa một ngày lùi bước, khâm phục, trân trọng và học hỏi các anh chị tuyến đầu rất nhiều.

Báo tin về, vài đứa lại "rơm rớm" nước mắt. Chúng nó buồn buồn nói "nhớ con muốn về lắm anh ơi nhưng ngại", thì ra là tâm lý "e ngại", "kỳ thị" với những người được coi là diện "phải cách ly" vẫn còn nhiều lắm.

Đó là tâm lý thông thường, nhưng mọi người hãy thông cảm và hãy hiểu rằng, chúng tôi luôn mong muốn đem lại sức khỏe và bảo vệ sức khỏe cho người khác, chúng tôi đã có những sàng lọc nhất định, có những kỹ năng và ý thức nhất định để bảo vệ cộng đồng. Hãy tin ở chúng tôi.

Những ngày cách ly, chúng tôi quên đi thói quen nhìn đồng hồ vì thời gian gần như không có ý nghĩa. Tuy nhiên ngày như ngắn lại bởi những tin nhắn, những cuộc điện thoại, những món quà từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người bệnh và gia đình họ.

Quý lắm trong những lúc như thế này, một vài câu chia sẻ để thấy mình được quan tâm, để thấy nghề của mình vô cùng ý nghĩa, đó là động lực để chúng tôi tiếp tục con đường đã chọn. Cảm ơn những anh chị em "vòng ngoài" đã thay anh chị em bị cách ly lo cho khoa "cấp cứu dã chiến" an toàn, đảm bảo phục vụ bệnh nhân cấp cứu tốt nhất có thể.

Ngày mai, chúng tôi lại quay trở lại công việc hàng ngày, hôm qua, hôm nay sẽ là kỷ niệm, những kỷ niệm mà chúng tôi sẽ nhớ mãi.

Công việc sẽ cuốn chúng tôi đi theo dòng chảy cuộc sống, những kinh nghiệm chuyên môn trong sự việc mới xảy ra, những điều học hỏi và chiêm nghiệm được trong những ngày cách ly chắc chắn sẽ là những hành trang tốt giúp chúng tôi tiếp tục công việc của mình hiệu quả hơn, đẹp hơn.

Chúng ta, tập thể Khoa Cấp cứu sẽ nhớ mãi những cái ngày mà chả ai muốn giấu riêng cho mình điều gì, cái ngày mà tất cả đều vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ và sự ích kỷ vốn có trong mỗi con người dường như biến mất. 

Cuộc đời có lẽ rất cần những khoảng lặng để sau đó những nốt thăng, nốt trầm lại vang lên, làm đẹp thêm bản nhạc cuộc sống của mỗi người, bản hợp ca của xã hội.

Tạm biệt những ngày khó quên...".

Nhật ký bác sĩ bị cách ly: 'Cậu em bật tivi rồi ngồi đó mà mắt nhìn lên trần nhà...'

TTO - 12h15. Thông báo chỉ đạo của ban giám đốc: Tạm thời cách ly toàn bộ khoa cấp cứu. Hai cô bé tự nhiên tu tu khóc. Một đứa bảo: 'Anh ơi sữa của em giờ làm thế nào'. Trợn mắt trấn an chúng nó nhưng thực sự cay sống mũi...

Bác sĩ NGUYỄN ĐĂNG KHIÊM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar