21/08/2022 14:24 GMT+7

Nhật khảo sát thực tập sinh 7 nước gồm Việt Nam về việc ‘bị đuổi khi mang bầu’

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Chính phủ Nhật đang tiến hành một cuộc điều tra - khảo sát để xác định liệu các thực tập sinh nước ngoài có bị người sử dụng lao động hoặc môi giới ép rời khỏi Nhật chỉ vì họ mang thai hoặc sinh con hay không.

Nhật khảo sát thực tập sinh 7 nước gồm Việt Nam về việc ‘bị đuổi khi mang bầu’ - Ảnh 1.

Thực tập sinh nước ngoài làm việc tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ôtô ở Akitakata (Nhật Bản) - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng thông tấn Kyodo News, đây là lần đầu tiên nhà chức trách Nhật Bản tổ chức một cuộc điều tra - khảo sát về vấn đề được xem là nhạy cảm và đau lòng này.

Cơ quan quản lý nhập cảnh Nhật Bản sẽ phối hợp cùng Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật tiến hành thu thập thông tin, phỏng vấn gần 500 thực tập sinh nước ngoài.

"Họ sẽ được hỏi xem có biết những trường hợp phụ nữ bị đưa về nước sau khi mang thai hoặc sinh con hay không", Kyodo News nêu nội dung cuộc điều tra - khảo sát.

Một số trường hợp cũng sẽ được hỏi liệu có nhận thức được quyền lợi của mình là có thể nghỉ phép khi mang thai và tiếp tục làm việc sau khi sinh con hay không cùng các quyền lợi khác.

Nhà chức trách sẽ chọn hỏi khoảng 490 người là thực tập sinh đến từ 7 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Kết quả sẽ giúp Chính phủ Nhật Bản có được giải pháp cho vấn đề.

Cuộc điều tra - khảo sát được tiến hành trong bối cảnh số vụ quấy rối và lạm dụng thực tập sinh nước ngoài ngày càng tăng.

Đã có trường hợp các thực tập sinh nữ bị buộc phải ký giấy đồng ý hồi hương nếu họ mang thai, điều này dẫn tới sự việc đau lòng hơn là bỏ rơi con vừa sinh vì sợ bị đuổi về nước và mất việc làm ở Nhật.

Luật của Nhật Bản quy định cơ hội việc làm bình đẳng cho nam và nữ, nghiêm cấm đối xử bất lợi với một cá nhân nào đó vì lý do họ sinh con hoặc mang thai. Theo Kyodo News, luật này cũng áp dụng với cả các thực tập sinh nước ngoài.

Nhật Bản giới thiệu chương trình thực tập sinh nước ngoài vào năm 1993, cho phép họ làm việc tối đa 5 năm tại các công ty Nhật với mục tiêu sử dụng các kỹ năng học được tại Nhật để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.

Tính đến cuối năm 2021, khoảng 276.000 người đã tham gia vào chương trình thực tập sinh, trong đó tỉ lệ cao nhất đến từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Theo dữ liệu từ nhà chức trách Nhật Bản, 637 thực tập sinh đã bị buộc phải nghỉ việc vì các vấn đề liên quan đến mang thai từ tháng 11-2017 đến tháng 12-2020.

Nhật Bản lập website giúp thực tập sinh Việt Nam giảm phí môi giới

TTO - Theo ghi nhận, số tiền bình quân mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các công ty phái cử hoặc đơn vị môi giới, hoặc cả hai, là cao nhất, lên tới 688.143 yen/người (5.164 USD/người). Nhật Bản đang tìm cách giảm phí này.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar