17/09/2024 16:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhật Bản và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng hydrogen

Việt Nam có năng suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió lớn và do đó có điều kiện lý tưởng để sản xuất hydrogen xanh. Các nhà đầu tư Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội hợp tác các dự án hydro tại Việt Nam.

Nhật Bản và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng hydrogen - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp, chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản thảo luận tại hội thảo Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024 - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 17-9, tại hội thảo về Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024 diễn ra ở TP.HCM, ông Nobuyuki Matsumoto, trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP.HCM, cho biết cũng như Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cam kết đạt được trung hòa carbon vào năm 2050.

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi

Và để đạt được mục tiêu này, Nhật Bản đã chủ động mở rộng các nguồn năng lượng phi carbon, thay thế điện trong các ngành công nghiệp, tiêu dùng và giao thông vận tải bằng điện phi carbon, đồng thời thúc đẩy sử dụng hydro, amoniac, methane và nhiên liệu tổng hợp để tạo nhiệt, bên cạnh các sáng kiến khử carbon khác.

Hiện Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh từ năm 2020, với hydro và amoniac được đặt làm các ngành chủ chốt.

Một kế hoạch đổi mới xanh trị giá khoảng 2.000 tỉ yen (tương đương 13 tỉ USD) đã được thành lập cho năm 2021.

Ngoài ra, Luật Xúc tiến chuyển đổi (GX) đã được ban hành vào tháng 5-2023, nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội, được kích thích bởi đầu tư tư nhân.

Mục tiêu của luật là thúc đẩy ba yếu tố sau theo cách toàn diện và chiến lược. Thứ nhất là giảm khí thải nhà kính; thứ hai là đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định; và thứ ba là thay đổi cơ cấu công nghiệp và xã hội, bao gồm cả lối sống và hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra vào tháng 5-2024, Đạo luật Xúc tiến xã hội hydro đã được thông qua nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng hydro vào thực tiễn xã hội.

Mục tiêu chính của chương trình này là xem xét các kế hoạch của các công ty muốn áp dụng và sử dụng hydro và cung cấp hỗ trợ cho các công ty đã được phê duyệt.

"Chiến lược dài hạn của Nhật Bản sẽ tập trung vào sản xuất điện phi carbon, với mục tiêu áp dụng các công nghệ hydro và amoniac vào các nhà máy nhiệt điện.

Một dự án thử nghiệm tại nhà máy nhiệt điện 1GW đã bắt đầu vào tháng 4 và hoàn thành vào tháng 6 năm nay. Công nghệ đốt cháy hydro và amoniac sẽ được phát triển với mục tiêu thương mại hóa vào những năm 2030", ông Nobuyuki Matsumoto chia sẻ kế hoạch của Nhật Bản.

Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam

Hội thảo thu hút các nhà đầu tư, nhà xây dựng Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng trao đổi thông tin về kinh nghiệm phát triển dự án cũng như đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng hydrogen ở Việt Nam. Qua đó, nắm bắt các cơ hội tham gia xu hướng năng lượng mới trong khu vực tư nhân và công cộng.

Ông Lê Ngọc Ánh Minh, chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam ASEAN (VAHC), cho biết trong những năm gần đây việc bán điện từ các dự án năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời gặp một số khó khăn.

Cùng với sự hỗ trợ Nhật Bản, tháng 3-2023, VAHC đã được thành lập và có nhiều hoạt động hỗ trợ các bên liên quan nâng cao hiểu biết, sự quan tâm về nguồn năng lượng này.

Các thành viên của câu lạc bộ là những chuyên gia làm việc về năng lượng tái tạo, công nghiệp nặng và phân tích thị trường năng lượng.

Theo Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Chính phủ phê duyệt, phát triển năng lượng hydrogen gắn với mục tiêu tổng quan dựa trên năng lượng tái tạo.

Định hướng đến năm 2050, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng năng lượng hydrogen xanh và nhiên liệu có nguồn gốc hydrogen trong tất cả các lĩnh vực sử dụng năng lượng để khử carbon nền kinh tế và đóng góp quan trọng vào thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải dòng bằng "0" vào năm 2050.

Đi cùng với chiến lược này, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tài chính xanh cũng như tiền thuê đất cho các dự án đạt tiêu chuẩn về phát triển năng lượng hydrogen.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu toàn cầu về hydro và các nhiên liệu khác dự kiến sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2050 so với năm 2022, với các ứng dụng trong ngành như sản xuất thép giảm phát thải, sản xuất năng lượng tại chỗ và vận chuyển như ô tô, xe tải và phát điện.

Tuy nhiên, giá hydro hiện đang rất cao so với nhiên liệu hóa thạch, làm cho vai trò của Chính phủ trở nên quan trọng cùng với khu vực tư nhân và các đồng minh.

Việt Nam sẽ đẩy mạnh sản xuất năng lượng hydrogen

Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Milan

Ngày 1-7, Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Milan. Đây là đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Ý.

Lần đầu tiên khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Milan

Sinh viên livestream hốt bạc, coi chừng dính bẫy bán hàng giả

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều cá nhân, đặc biệt người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, vướng vòng lao lý vì livestream bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật.

Sinh viên livestream hốt bạc, coi chừng dính bẫy bán hàng giả

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Liên quan đến dự án ‘đứng hình’ suốt 6 năm mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, đích thân Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chủ trì cuộc họp gỡ vướng và giao thời hạn để giải quyết các thủ tục ngay trong tháng 7 này.

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Sau nhiều ngày liên tục đi xuống, giá vàng thế giới hôm nay 1-7 tăng vọt, kéo giá vàng miếng SJC lên cao nhất trong vòng hơn 1 tháng qua.

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 121 triệu đồng/lượng

Hơn 50.000 tờ khai hải quan được giải quyết thành công ngày đầu áp dụng mô hình chính quyền 2 cấp

Chỉ trong 7 giờ, ngành hải quan Việt Nam đã hoàn thành chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin khổng lồ, sẵn sàng cho mô hình chính quyền địa phương mới. Ngày đầu vận hành đã chứng kiến kết quả ấn tượng.

Hơn 50.000 tờ khai hải quan được giải quyết thành công ngày đầu áp dụng mô hình chính quyền 2 cấp

Ông Đoàn Minh Dũng làm tân trưởng Thuế TP.HCM

Chi cục Thuế khu vực II chính thức đổi tên thành Thuế TP.HCM. Cùng với việc đổi tên, cơ quan thuế cũng thay đổi cách gọi chức danh lãnh đạo.

Ông Đoàn Minh Dũng làm tân trưởng Thuế TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar