31/05/2013 12:57 GMT+7

Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng tấn công phủ đầu khi bị đe dọa

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Quân đội Nhật Bản, vốn trước giờ bị hạn chế vì hiến pháp hòa bình hậu chiến, đang chuyển mình hướng tới một chính sách quốc phòng chủ động hơn, sẵn sàng tấn công phủ đầu kẻ thù ở nước ngoài nếu như có bằng chứng sẽ bị tấn công.

Phóng to
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera - Ảnh: livemint.com

Chính sách quốc phòng mới được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chuẩn bị. Những đề xuất về chính sách mới đã được trình cho các nghị sĩ của đảng cầm quyền ngày 30-5, theo báo Nhật Mainichi.

Nếu được thông qua, chính sách quốc phòng mới cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) phóng tên lửa mang tính chất phủ đầu vào các mục tiêu quân sự ở nước ngoài nếu xác thực được rằng Nhật Bản sẽ bị tấn công, theo các quan chức của Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền.

“Chúng tôi đã trải qua một giai đoạn mà người dân Nhật Bản cảm thấy hết sức lo ngại về an ninh quốc gia” - Yasuhide Nakayama, nghị sĩ LDP đứng đầu Ủy ban Quốc phòng nhà nước, nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài NHK ngày 30-5. Ngoài chương trình tên lửa của Triều Tiên, ông Nakayama cũng đề cập tới việc Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật Bản ở các quần đảo tại biển Hoa Đông. “Chúng ta cần cân bằng lại chính sách quốc phòng cơ bản”.

Chính sách mới sẽ thay đổi cơ bản trách nhiệm của SDF, vốn trước giờ chỉ được phép “phòng vệ”, theo quy định trong hiến pháp. Ông Abe coi việc sửa đổi hiến pháp là một mục tiêu trọng tâm của chính quyền do ông đứng đầu, nhưng do sửa hiến pháp rất phức tạp và mất thời gian, chính quyền Nhật Bản đã tìm cách thúc đẩy các giải pháp mang tính chính sách, tìm kiếm một cách giải thích lại những hạn chế trong hiến pháp.

Không lâu sau khi LDP trở lại nắm quyền tháng 12-2012 sau ba năm mất chính quyền vào tay phe đối lập, chính quyền tuyên bố sẽ xuất bản Bộ quy chuẩn chương trình quốc phòng quốc gia vào cuối năm 2013 với tầm nhìn trung và dài hạn.

Ông Nakayama nói có ba thách thức mà Nhật Bản phải giải quyết để tăng cường khả năng thực hiện tấn công phủ đầu. Thứ nhất là phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ vũ khí, do Nhật hiện chỉ tập trung vào các công nghệ phòng thủ. Thứ hai là việc pháp điển hóa động thái đó, bao gồm ít ra là giải thích lại hiến pháp. Cuối cùng là phải giải thích với các nước láng giềng châu Á rằng Nhật Bản không có ý định trở lại với thời quân phiệt hiếu chiến trước kia.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar