30/12/2020 11:56 GMT+7

Nhật Bản phát triển vệ tinh làm bằng gỗ để tránh xả rác vào không gian

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Đại học Kyoto và công ty xây dựng Sumimoto Forestry Nhật Bản bắt tay nghiên cứu phát triển vệ tinh đầu tiên trên thế giới làm bằng gỗ vào năm 2023, trong nỗ lực giảm thiểu tác hại của rác không gian.

Nhật Bản phát triển vệ tinh làm bằng gỗ để tránh xả rác vào không gian - Ảnh 1.

Vệ tinh gỗ của các nhà nghiên cứu Nhật Bản sẽ không tạo ra rác thải nguy hiểm - Ảnh: Sumimoto Forestry

Vệ tinh gỗ được kỳ vọng sẽ có khả năng chống chịu sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Theo đài BBC, nhóm này sẽ bắt đầu thử nghiệm các loại gỗ khác nhau trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt trên trái đất. 

Trong khi đó, công ty Sumitomo Forestry đã nghiên cứu về sự phát triển của cây và sử dụng vật liệu gỗ trong không gian. Họ không tiết lộ sẽ sử dụng loại gỗ gì để chế tạo vệ tinh.

Ý nghĩa lớn nhất của vệ tinh gỗ là sẽ cháy hoàn toàn khi rơi vào bầu khí quyển, chứ không rơi vãi rác thải xuống mặt đất, hoặc tạo thành những chất có hại đọng lại trong khí quyển.

"Chúng tôi rất lo ngại việc tất cả vệ tinh khi trở lại khí quyển trái đất sẽ cháy và tạo ra các hạt alumina (nhôm oxit) trôi nổi ở tầng cao khí quyển trong nhiều năm. Cuối cùng, nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường trái đất", ông Takao Doi, một phi hành gia và nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto, nói.

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có khoảng 500.000 mẩu rác thải không gian đang trôi trong quỹ đạo trái đất. Những mẩu này di chuyển với tốc độ rất lớn, đủ để gây hại cho các vệ tinh, tàu vũ trụ và cả Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Nhật Bản phát triển vệ tinh làm bằng gỗ để tránh xả rác vào không gian - Ảnh 2.

Ảnh mô phỏng các vật thể trong quỹ đạo quanh trái đất - Ảnh: AFP

Các chuyên gia trước đây đã cảnh báo về nguy cơ các mẩu rác thải không gia rơi xuống trái đất, khi ngày càng nhiều vệ tinh được phóng lên không gian để phục vụ cho các nhu cầu ngày càng tăng về liên lạc, truyền hình, định vị…

Theo tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), có gần 6.000 vệ tinh đang xoay quanh trái đất, nhưng 60% đã không còn hoạt động, và coi như rác thải không gian.

Công ty nghiên cứu Euroconsult ước tính trong thập kỷ này, mỗi năm sẽ có trung bình 990 vệ tinh được phóng lên, đồng nghĩa việc sẽ có 15.000 vệ tinh trên quỹ đạo trái đất vào năm 2028.

Châu Âu 'nhờ' tư nhân dọn rác vũ trụ

TTO - Công ty khởi nghiệp ClearSpace của Thụy Sĩ giành được hợp đồng dịch vụ trị giá 100 triệu euro để dọn rác vũ trụ, mở ra thị trường kinh doanh mới ngoài không gian.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar