11/01/2023 19:49 GMT+7

Nhật Bản 'lao sâu' xuống 6.000m dưới biển để khai thác đất hiếm

Động thái của Nhật Bản nhằm cắt giảm sự phụ thuộc đến 60% đất hiếm vào Trung Quốc và có thể "tự cung tự cấp" vào cuối thập kỷ này.

Nhật Bản lao sâu xuống 6.000m dưới biển để khai thác đất hiếm - Ảnh 1.

Tàu nghiên cứu Hakurei - Ảnh: MITSUBISHI HEAVY INDUSTRIES

Trung Quốc đang thống trị việc sản xuất và khai thác đất hiếm. Nước này hiện cung ứng khoảng 85% đất hiếm cho toàn thế giới.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại nặng, một số trong đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc sản xuất máy móc như động cơ xe điện (dysprosium), máy phát điện gió (neodymium) và các thiết bị điện tử khác. 

Chúng còn được sử dụng trong nam châm, pin, laser và nhiều sản phẩm với quy trình công nghiệp khác.

Nhật Bản hiện nhập khẩu khoảng 60% đất hiếm từ Trung Quốc, trong khi nước Nhật lại có sẵn đất hiếm với số lượng lớn dưới đáy biển - nếu có thể tiếp cận được.

Tháng 8 và 9-2022, dưới sự bảo trợ của "Chương trình xúc tiến đổi mới chiến lược liên bộ" của chính phủ, các kỹ sư hàng hải Nhật đã thành công trong việc bơm đất hiếm dưới đáy biển lên từ độ sâu gần 2.500m, ở vùng biển gần đảo Minami-Torishima.

Hiện hệ thống bơm đã được mở rộng đến độ sâu 6.000m, nơi tìm thấy những mỏ bùn lớn chứa đất hiếm. Việc bơm khai thác đất hiếm từ độ sâu này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Chính phủ Nhật đã phân bổ 45 triệu USD cho dự án khai thác đất hiếm này. Cuối tháng 12-2022, chính phủ nước này cũng quyết định chỉ những tổ chức được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) cấp phép mới được khai thác đất hiếm trên lãnh thổ Nhật Bản.

Ngoài ra, Tổ chức An ninh kim loại và năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) được phép đầu tư 75% vào các dự án khai thác đất hiếm.

Vào tháng 8-2020, JOGMEC thông báo họ lần đầu tiên thành công khi khai quật lớp vỏ đáy biển. Lớp này thường có bùn chứa coban và niken, nằm gần đảo Minami-Torishima.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ủy quyền cho đoàn thám hiểm sử dụng tàu nghiên cứu Hakurei và thiết bị khai quật đặc biệt để đi khai phá.

Vào năm 2018, phó giáo sư Yutaro Takaya của Đại học Waseda và các đồng nghiệp báo cáo họ đã tìm thấy mỏ đất hiếm gần đảo Minami-Torishima. Mỏ này có thể cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản trong hàng trăm năm.

Đảo Minami-Torishima, nằm cách Tokyo gần 1.900km về phía đông nam, là một khu vực có nhiều rạn san hô. Đây là lãnh thổ cực đông và xa xôi nhất của Nhật Bản với vùng đặc quyền kinh tế riêng.

Phương pháp mới sản xuất 'nam châm vũ trụ', không cần đến đất hiếm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một phương pháp mới tiềm năng để chế tạo nam châm hiệu suất cao được sử dụng trong tuabin gió và ô tô điện mà không cần đến đất hiếm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Một cặp cá voi sát thủ tình cờ được phát hiện đang 'hôn kiểu Pháp' khi cắn lưỡi của nhau tại vịnh hẹp Kvænangen ở Na Uy.

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới gần Hệ Mặt trời

'Siêu Trái đất' mới quay rất sát ngôi sao mẹ và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong chưa đầy 4 ngày Trái đất.

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới gần Hệ Mặt trời

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy các hành vi tài chính hằng ngày như chi tiêu, đăng nhập tài khoản ngân hàng hay xin cấp lại mã PIN có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm nhận thức ở 10 năm sau.

Nhìn cách tiêu tiền hôm nay, biết được sức khỏe não 10 năm sau

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Không chỉ điều chế nước hoa trong thời gian ngắn kỷ lục, AI còn mở ra tương lai nơi mùi hương có thể được cá nhân hóa theo tâm trạng, theo mùa hay thậm chí là gu âm nhạc.

AI giúp điều chế nước hoa chỉ trong... 2 ngày

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Không hoàn toàn là virus, cũng không hẳn là tế bào sống, sinh vật này mang đặc điểm lai cả hai.

Phát hiện sinh vật mới có thể làm thay đổi định nghĩa về sự sống

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Những ngày qua, vùng biển các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá voi tìm tới săn mồi, thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar