13/03/2023 15:24 GMT+7

Nhật Bản kiên quyết xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển

Vấp phải nhiều phản đối, Chính phủ Nhật Bản vẫn quyết định sẽ xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima ra biển vào khoảng đầu năm nay.

Nhật Bản kiên quyết xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển - Ảnh 1.

Nước nhiễm phóng xạ hiện được chứa trong 1.000 bể chứa gần khu vực lò phản ứng hạt nhân đã bị hư hại ở Fukushima - Ảnh: GETTY IMAGES

Dù vấp phải sự phản đối từ các quốc gia láng giềng cũng như ngư dân trong nước, Chính phủ Nhật Bản vẫn sẽ thực hiện kế hoạch xả thải ra biển hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Lượng nước này dự kiến sẽ bắt đầu được xả vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2023. Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - cơ quan điều hành việc xả thải - cho biết việc dồn ứ số nước đó đã ngăn cản việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân không còn hoạt động.

Theo TEPCO, nước nhiễm phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã được lọc qua hệ thống ALPS, loại bỏ hầu hết 62 nguyên tố phóng xạ trong nước, bao gồm cesium và stronti, nhưng vẫn tồn tại nguyên tố tritium.

Tritium được cho là ít gây rủi ro cho sức khỏe con người và môi trường vì phát ra tia bức xạ rất yếu, khó có thể xuyên qua da người. Tritium cũng khó có thể tích tụ trong cơ thể sống.

TEPCO cũng có kế hoạch pha loãng nước xả thải với nước biển để giảm mức độ tritium có trong nước, giữ mức này thấp hơn 1/40 tiêu chuẩn an toàn quốc gia của Nhật Bản.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng cho biết việc xả thải của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và "sẽ không gây hại cho môi trường".

Ngư dân lo ngại

Ngư dân tại Nhật Bản đã phải chờ rất lâu để khôi phục hoạt động đánh bắt cũng như mong đợi thị trường khả quan trở lại sau thảm họa Fukushima năm 2011 - thảm họa hạt nhân được đánh giá là nghiêm trọng nhất thế giới chỉ sau thảm họa Chernobyl xảy ra năm 1986 ở Ukraine.

Họ lo ngại kế hoạch xả thải ra vùng biển ngoài khơi tỉnh Fukushima của chính phủ có nguy cơ một lần nữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên ngành ngư nghiệp.

"Khi thảm họa xảy ra, tôi đã không thể tưởng tượng được đến ngày mình có thể lại bán được nhiều cá", Hãng tin Kyodo News dẫn lời ông Masahiro Ishibashi, 43 tuổi, là ngư dân đang đánh bắt tại cảng Soma, tỉnh Fukushima.

"Việc xả thải có thể sẽ phá hủy mọi thứ đã được khôi phục cho đến nay. Tôi muốn chính phủ và TEPCO có thể cân nhắc hơn về điều này", ông Ishibashi nói thêm.

Theo kế hoạch, nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý sẽ được xả ra ngoài khơi cách bờ biển Fukushima khoảng 1km.

Nhiều ngư đoàn trên khắp nước Nhật vẫn kiên quyết phản đối quyết định xả thải, mặc cho các cam kết hỗ trợ về tài chính của chính phủ nhằm đảm bảo việc hoạt động và bảo vệ uy tín. Trong trường hợp vấp phải phản ứng dữ dội của người tiêu dùng, Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết sẽ mua lại cá của ngư dân.

Ngành ngư nghiệp của tỉnh Fukushima vốn được biết đến với hải sản chất lượng cao, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn khi sản lượng đánh bắt của tỉnh này năm ngoái chỉ đạt 20% so với mức trước năm thảm họa xảy ra.

Nhật Bản kiên quyết xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển - Ảnh 2.

Ngư dân tại cảng Soma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản - Ảnh: KYODO NEWS

Phản đối từ các nước láng giềng

Tháng 2-2023, Trung Quốc và Nga bày tỏ quan ngại về quyết định của Nhật Bản tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

"Đáng tiếc là cho đến nay phía Nhật Bản vẫn chưa đưa ra những lời giải thích dựa trên cơ sở khoa học và đáng tin cậy về một số quan ngại chủ chốt", đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Trương Quân xoáy mạnh về tính hợp pháp và mức độ tin cậy của dữ liệu thu thập được của nước phóng xạ đã qua xử lý.

Trong khi đó, Nga chỉ trích Nhật Bản vì đã không tìm kiếm sự đồng thuận trong việc xả thải nước nhiễm phóng xạ ra biển từ các nước láng giềng.

"Khi đưa ra quyết định, những người đồng cấp của chúng tôi tại Nhật Bản đã không nghĩ đến việc phải thảo luận việc này với các nước lân cận", Hãng tin Kyodo News dẫn lời ông Dmitry Chumakov, phó thường trực của phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc.

Trung Quốc 'đoàn kết' với Hàn Quốc phản đối Nhật xả nước nhiễm phóng xạ

TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15-4 tuyên bố nước này chia sẻ quan điểm của Hàn Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh và Seoul phản đối Tokyo xả nước nhiễm phóng xạ từ Nhà máy Fukushima ra Thái Bình Dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?

Số lượng các công ty châu Âu đặt vé và phòng khách sạn đến Mỹ vào tháng 4 đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm trước.

Du lịch Mỹ đang mất sức hút?

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Báo Chicago Sun-Times, một trong những tờ báo lớn tại Mỹ, bị chỉ trích vì đăng danh sách sách mùa hè có nhiều tựa sách không tồn tại.

Dùng AI không kiểm chứng, một báo lớn ở Chicago giới thiệu cả những cuốn sách không tồn tại

Thủ tướng Israel: Thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar có thể đã bị tiêu diệt

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel 'có thể' đã tiêu diệt ông Mohammed Sinwar - thủ lĩnh trên thực tế của Hamas tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel: Thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar có thể đã bị tiêu diệt

Triều Tiên phóng loạt tên lửa hành trình

Quân đội Hàn Quốc ghi nhận Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình về vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên vào sáng 22-5.

Triều Tiên phóng loạt tên lửa hành trình

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau.

Bộ Công Thương: Đàm phán thuế đối ứng Việt Nam - Mỹ đạt tiến bộ tích cực

Hai nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Một nhà ngoại giao Israel và người phụ nữ đi cùng đã bị bắn chết khi họ rời khỏi một sự kiện tại Bảo tàng Do Thái ở thủ đô Washington của Mỹ.

Hai nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar