25/07/2022 18:45 GMT+7

Dân Hàn - Trung quyết không ăn cá, đòi Nhật Bản rút kế hoạch xả nước thải phóng xạ ra biển

UYÊN PHƯƠNG
UYÊN PHƯƠNG

TTO - Sau khi Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản thông qua kế hoạch xả nước thải phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển, người dân Hàn - Trung đồng loạt bày tỏ sự bất bình và cho biết sẽ nhất quyết không ăn cá.


Dân Hàn - Trung quyết không ăn cá, đòi Nhật Bản rút kế hoạch xả nước thải phóng xạ ra biển - Ảnh 1.

Các thành viên thuộc một hội về môi trường tổ chức biểu tình trong sân Hiệp hội Bảo vệ môi trường ở Seoul nhằm yêu cầu Nhật Bản rút lại kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ ra biển nhân ngày Đại dương thế giới 8-6 - Ảnh: YONHAP

Theo tờ Chosun, ngày 25-7, sau khi truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về sự việc này, người dân Hàn đã bày tỏ sự phản đối trên khắp các nền tảng mạng xã hội.

Điển hình, trên nền tảng mạng xã hội Twitter, từ khóa Fukushima đã trở thành một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Ngoài ra, hơn 3.000 bài báo liên quan đến vụ việc này cũng lần lượt được truyền thông Hàn - Trung đăng tải.

Người dân khắp mọi nơi bày tỏ sự lo ngại về độ an toàn của các loại cá biển sau khi biết về vụ việc này và cho biết sẽ hạn chế ăn cá trong thời gian tới.

Trong một cuộc biểu tình vào ngày 23-7 vừa qua tại thành phố Tongyeong, tỉnh Gyeongsang Nam, ngư dân địa phương đã huy động hơn 120 tàu cá và kêu gọi phản đối việc xả nước thải phóng xạ từ Fukushima ra biển.

Tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới Greenpeace đã ra một thông cáo báo chí nhằm phản đối vụ việc này: "Quyết định xả nước thải nhiễm phóng xạ từ Nhà máy Fukushima Daiichi ra biển của Nhật Bản là hành động không tuân thủ theo các nguyên tắc của luật biển quốc tế".

Bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng bùng nổ một làn sóng phẫn nộ lớn không kém.

Một người dân bày tỏ trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc: "Hành động xả nước thải phóng xạ ra biển là một tội ác cho nhân loại. Tôi chắc chắn sẽ không ăn cá biển trong thời gian tới nữa".

Một blogger nổi tiếng Trung Quốc với hơn 763.000 người theo dõi đã kêu gọi mọi người thực hiện một chiến dịch tẩy chay các mặt hàng nhập khẩu thủy hải sản, nông sản và một số sản phẩm khác từ Nhật Bản.

Ngày 22-7, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã chính thức thông qua kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ ra biển bất chấp những phản đối từ cả người dân dịa phương lẫn cộng đồng quốc tế.

Ngay lập tức, cũng trong ngày 22-7, Chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức họp khẩn với các bộ ngành liên quan do ông Bang Moon Kyu, người đứng đầu Văn phòng điều phối các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, chủ trì và tuyên bố sẽ chuyển những ý kiến quan ngại tới phía Nhật Bản.

Tại cuộc họp, ông Bang cho biết: "Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp đối phó tốt nhất cả trong và ngoài nước trên tinh thần ưu tiên và bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn của người dân".

Trước đó, vào tháng 5-2022, ủy ban này đã đánh giá nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý có chứa hàm lượng triti rất nhỏ, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và đã chấp thuận kế hoạch xả thải ra biển do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đề xuất.

Thảm họa Fukishima xảy ra vào ngày 11-3-2011, là một trong những thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới chỉ sau thảm họa Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 ở Pripyat, Ukraine.

Nguyên nhân sự cố là từ trận động đất mạnh hơn 9 độ Richter kéo theo sóng thần tràn vào Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây mất điện ở 3 lõi lò phản ứng khiến 3 lõi này tan chảy và giải phóng một lượng lớn phóng xạ vào môi trường xung quanh.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên kế hoạch xây đường hầm xả nước thải ra biển

TTO - Đơn vị vận hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 muốn xả ra biển lượng lớn nước nhiễm xạ tích tụ kể từ thảm hoạ hạt nhân sau động đất và sóng thần hồi năm 2011.

UYÊN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar